Stephen Binney, một thợ lặn bắt bào ngư, làm việc để đáp ứng nhu cầu từ Trung Quốc. Nguồn: SBS

 

 

Vốn được xem là một trong những món ngon vật lạ ở Đông Phương, thế nhưng tại Úc bào ngư là mặt hàng phổ biến tại các chợ trên khắp nước Úc. Đông Y ca tụng tích chất bổ dưỡng của bào ngư, nhưng dưới cái nhìn khoa học liệu chúng có xứng đáng với sự ca ngợi như vậy hay không.

 

 

Đặc điểm sinh thái học

Bào ngư tên tiếng Anh là Abalone, tiếng Hán Việt còn gọi là Ốc Cửu Khổng, là tên gọi chung các loài thân mềm là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.
 

 

Bào ngư thuộc lớp chân bụng bao gồm tất cả các loại ốc, với mọi kích cỡ từ nhỏ đến khá lớn.

 

Bào ngư bám vào đá ở vùng nước biển có độ mặn cao 2.5-3%, hay có sóng gió, xa cửa sông, nước trong.

 

Thức ăn của bào ngư gồm các loài rong tảo biên, mùn bã hữu cơ.

 

Bào ngư sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài, đẻ trứng vào mùa nóng, nghỉ hoạt động sinh dục mùa lạnh.

 

Bào ngư ở tiểu bang Tasmania. Nguồn: SBS

 

 

 

Các loại bào ngư ở Úc

Có khoảng 18 loại bào ngư ở Úc, trong đó khoảng 12 loại chỉ có ở Úc nổi tiếng là bào ngư viền xanh và bào ngư viền đen rất phổ biến.
 

 

Loại viền xanh có nhiều ở bờ biển phía nam của nước Úc, Victoria, Nam Úc, Tây Úc và Tasmania.

 

Được biết tại Việt Nam bào ngư có ở vịnh Hạ Long, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cô Tô, Khánh Hòa (hòn Nội, hòn Trà Là, hòn Tầm, hòn Tre, vịnh Vân Phong), quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, đảo Phú Quốc, hòn Thơm, hòn Vang, hòn Mây Rút, mũi Ông Đội, mũi Đất Đỏ, đảo Thổ Chu.

 

Trong khi tại Việt Nam cũng có nhiều loại bào ngư, trải dài theo bờ biển Việt Nam thế nhưng việc đánh bắt hầu như không bị quản lý chặt chẽ thì tại Úc, có những qui định cho việc đánh bắt cho những người bắt bào ngư chuyên nghiệp, cũng như giải trí theo mùa

 

Còn các thợ lặn tại Úc phải lặn xuống các vùng có dòng hải lưu mạnh mới đánh bắt được bào ngư lớn, họ phải có giấy phép hành nghề và chỉ thu hoạch với số lượng giới hạn do ngành kiểm soát hải sản qui định, tương tự như ở Mỹ.

 

 

Giấy phép bắt bào ngư kiểu giải trí

Người dân muốn bắt bào ngư theo kiểu giải trí, có thể xin giấy phép trên trang mạng của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp cuả các tiểu bang.
 

 

Đặc biệt tại Tây Úc, những du khách từ các quốc gia lân cận ồ ạt đến đây vào mùa cho phép bắt bào ngư, trong đó qui định lích cỡ, số lượng được phép thu hoạch và thời hạn của giắy phép.

 

Họ tính có lời khi vừa kết hợp du lịch, vừa được phép mang về nhà một số lượng cho phép.

 

Trước đây số du khách sang rất nhiều, nhưng nay do những giới hạn gắt gao của chính phủ Tây Úc, nên số lượng giảm nhiều, sau những qui định mới về thời gian bắt trong ngày, thời gian của mùa được phép bắt, số lượng và kích cở.

 

 

Giấp phép bắt bào ngư ở Tây Úc

 

Tại Tây Úc, mùa bào ngư bắt đầu trung tuần tháng 11 và chỉ kéo dài sáu tuần. Mỗi tuần chỉ được bắt bào ngư vào ngày Chủ nhật.

 

Mỗi lần bắt trước đây trong một giờ, từ 7 đến 8 giờ sáng, nay qui định mới chỉ được bắt trong nửa giờ.

 

Trước đây mỗi người được bắt 20 con.nay qui định chỉ còn 10 con.

 

Một giấy phép khoảng 40 đô-la để có thể bắt bào ngư trong khoảng sáu tuần.

 

Tuy nhiên cần cập nhật thông tin, vì mỗi năm các quy định có thể đổi khác, theo chiều hướng thắt chặt hơn.

 

 

Hình phạt đối với vi phạm về đánh bắt và tồn trữ

Bào ngư được liệt kê trong danh sách quý hiếm và nếu buôn bán không giấy phép thì sẽ bị truy tố theo Luật Quản lý Thuỷ sản.

 

Cá nhân bị kết tội buôn bán bào ngư bất hợp pháp có thể phải đối mặt với tối đa là 10 năm tù giam, ngoài việc phạt tiền gấp đến 10 lần giá trị thị trường của bào ngư.

 

Hầu hết hoạt động đánh bắt hải sản vì mục đích thương mại và cả bào ngư diễn ra trên bờ biển phía nam NSW, từ Jervis Bay đến biên giới với tiểu bang Victoria.

 

- thứ nhất : ở khu vực bắt bào ngư không được bắt bất cứ con gì như cua ốc ... ngoài bào ngư và tôm hùm ( phải có licence)

 

- thứ 2 : đến sớm trước 6.50am nếu ra toà cũng bị phạt $5.000

 

- thứ 3 : Bắt sớm trước giờ: phạt ít nhất $5.000

 

- thứ 4 : cua đá chỉ được bắt 10con/1ng ở Mindarie

 

- bắt cua không đúng nơi quy định phạt $5.000

 

- bắt quá 1 con bào ngư phạt $200

 

Có các giới hạn kích thước khác nhau đối với bào ngư đen tùy thuộc vào nơi quý vị bắt bào ngư đen.

 

Hãy đọc Tài liệu Hướng dẫn Câu bắt Thủy sản Giải trí hoặc tải xuống ứng dụng VicFish miễn phí để luôn biết thông tin cập nhật.

 

Nếu quý vị bắt bào ngư xanh, chúng phải dài 13 cm

 

Hãy đo bào ngư ở phần rộng nhất của vỏ.

 

 

Tại Victoria

Quý vị chỉ được phép bắt tối đa 5 con bào ngư trong một ngày

 

Tại Port Philip Bay, quý vị chỉ được phép bắt bào ngư đen

 

Nếu lặn ở ngoài Port Philip Bay, quý vị được phép bắt 2 con bào ngư xanh.

 

Nếu bắt 2 con bào ngư xanh, thì sau đó quý vị chỉ được phép bắt 3 con bào ngư đen. Như vậy là đủ tổng số 5 con bào ngư trong ngày của quý vị.

 

Quý vị chỉ được phép có tổng cộng 10 con bào ngư ở bất kỳ nơi đâu ở Victoria kể cả tại nhà quý vị.

 

Quý vị không được phép lấy thịt ra khỏi vỏ cho đến khi về đến nhà

 

Quý vị chỉ được phép bắt bào ngư vào ban ngày.

 

Quý vị chỉ được phép bắt bào ngư ở khu vực trung tâm (khu vực giữa Arch Rocks ở phía đông và sông Aire ở phía tây, bao gồm Port Phillip và Westernport Bay) vào các ngày cuối tuần và ngày lễ (từ ngày 16 tháng 11 đến ngày 30 tháng 4 ngoại trừ từ ngày 25 tháng 12 đến Chủ Nhật thứ nhì của tháng Giêng khi quý vị được bắt bào ngư mỗi ngày.)

 

 

Nuôi nhân tạo bào ngư

 

Tại Tây Úc có 2 công ty cùng mua một khu biển có diện tích hơn 100 hecta để nuôi bào ngư.

 

Công ty Ocean Grown Abalone và Yumbah Aquearch đã mua vùng biển tại cửa sông Esperance ở Tây Úc trong 2 năm, với kế hoạch sản xuất 600 tấn bào ngư mỗi năm.

 

Theo công ty Ocean Grown Abalone, đây là khu vực trị giá 1,8 triệu Mỹ Kim với nhiệt độ lý tưởng từ 14 đến 21 độ bách phân thích hợp cho việc nuôi bào ngư.

 

 

Tính chất bổ dưỡng của bào ngư

 

Thịt bào ngư khi ăn thường có vị ngọt, thơm, nên chúng trở thành một món ăn đặc sản được đánh giá cao về mặt giá trị dinh dưỡng.

 

Loại hải sản này rất bổ dưỡng bởi có thể cung cấp lượng lớn protein, các vitamin và khoáng chất thiết yếu, trong đó gồm có sắt, kali, canxi, kẽm và beta-carotene.

 

Trong Y học cổ truyền, thịt bào ngư khô gọi là nhục ngư bào, còn vỏ bào ngư khô là vị thuốc có tên là thạch quyết minh.

 

Nhục ngư bào có vị ngọt mặn, tính ấm, tăng thể lực, giảm ho, lợi sữa, chữa tiểu đường, tăng cường sinh lực, chữa hoa ắt chóng mặt, bệnh tăng huyết áp và ổn định huyết áp...

 

Trong khi đó, Tây Y không thấy ca tụng quá mức như Đông Y và quan niệm bào ngư cũng chỉ là một loại ốc đặc biệt, với các khoáng chất tương tự các loại ốc khác.

 

Phân tích thành phần hoá học, trong 100g thịt bào ngư có 17,05g protit, 5,89g gluxit, 0,75g lipit, 84,7mg cholesterol, các loại vitamin B1, B2 và nhiều loại chất khoáng.

 

Chất đạm của bào ngư thuộc loại quý, có đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể như lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleucin, arginin và histidin.

 

 

Giá cả bào ngư tại Úc

Nhiều du khách đến Úc thấy các hộp bào ngư bày bán ở trung tâm thành phố Sydney với giá trên 100 đô-la mỗi hộp, với một con bào ngư loại lớn, có chỗ giá dao động từ 120 đến 150 đô-la Úc, thì cảm tưởng đầu tiên là choáng váng với giá cao như vậy.

 

Thế nhưng khi đi về các chợ hải sản địa phương, người dân Úc bình thường thoải mái tiêu thụ bào ngư, với giá dao động từ 3 đến 5 đô mỗi con loại nhỏ và giá tăng dần với loại bào ngư lớn hơn.

 

Loại bào ngư xanh hay viền xanh, có giá cao hơn viền đen.