Hai nông dân Úc đã phát hiện ra mảnh vỡ từ một chiếc tàu Space X trên đất của họ. Các quan chức tại Cơ quan Vũ trụ Úc xác nhận mảnh vỡ được tìm thấy trên dãy núi Snowy Mountains ở phía nam New South Wales thuộc về một thiết bị thủ công do công ty của Elon Musk chế tạo. Các chuyên gia kỹ thuật của cơ quan đã đến thăm địa điểm này sau khi được cảnh báo bởi Brad Tucker, một chuyên gia vật lý thiên văn tại Đại học Quốc gia Úc Đại Lợi. Tucker lần đầu tiên nhận ra thời gian và vị trí của các mảnh vỡ trùng hợp với việc tàu SpaceX quay trở lại bầu khí quyển Trái đất lúc 7 giờ sáng ngày 9 tháng 7 - 20 tháng sau khi phóng vào tháng 11 năm 2020. Khoa học gia tin rằng các mảnh vỡ đến từ thân cây không áp suất của Viên nang SpaceX, bị đổ khi quay trở lại Trái đất. Tucker cũng nói rằng một mảnh thứ ba đã được tìm thấy xa hơn về phía tây, gần thị trấn Jindabyne. Ở đâu: New South Wales, Úc Khi nào: 01 tháng 8 năm 2022 Tín dụng: Brad Tucker / Ảnh bìa ** CHỈ SỬ DỤNG BẢN SỬA. TÀI LIỆU CHỈ DÙNG ĐỂ CHUNG VỚI TRUYỆN ĐƯỢC BIÊN TẬP. VIỆC SỬ DỤNG CÁC TÀI LIỆU NÀY ĐỂ QUẢNG CÁO, TIẾP THỊ HOẶC BẤT KỲ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI NÀO KHÁC LÀ NGHIÊM CẤM. KHẮC PHỤC BẢN QUYỀN TÀI LIỆU VỚI NHÀ CUNG CẤP ĐÃ ĐƯỢC THỐNG KÊ. ** Nhà cung cấp hình ảnh: Brad Tucker / Ảnh bìa / Ảnh bìa

 

 

Từ 60 năm nay, không gian là nơi mà con người chạy đua để thám hiểm và sử dụng. Internet ra đời khiến không gian càng bận rộn với các vệ tinh điều khiển giúp con người giao tiếp và thậm chí đi lại, qua GPS. Nhưng việc gấp rút phóng các vật thể lên quỹ đạo đang trở thành một vấn đề. Các vệ tinh không hết hạn sử dụng và các thiết bị cũ làm tắc nghẽn bầu trời phía trên Trái đất. Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Western Sydney đang giúp giải quyết vấn đề rác thải của con người ngổn ngang trong không gian

 

Từ kính thiên văn James Webb, đến sứ mệnh sắp tới trên mặt trăng Artemis, có một mối quan tâm mới mẻ trên toàn cầu về khả năng du hành và thám hiểm không gian.

 

Nhưng Giáo sư Greg Cohen, tại Đại học Western Sydney, cảnh báo rằng trước tiên chúng ta nên tìm cách dọn dẹp bầu trời đã rồi hẳn chạy đua để phóng các vật thể mới vào quỹ đạo.

"Chúng ta đã đưa mọi thứ vào không gian hơn 60 năm nay và nó đang trở thành một vấn đề thực sự bởi vì chúng ta đã không thực sự dọn dẹp nó sau khi chơi. Do đó mà trên không gian hiện giờ có rất nhiều thứ phế thải, cùng với tất cả các vệ tinh đang hoạt động mà chúng ta có và cả các vệ tinh sắp hoạt động mà con người sẽ phóng lên."

 

Vào năm 1957, Liên Xô đã phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo Trái đất - Sputnik 1 và dẫn đầu cuộc chạy đua vào không gian.

 

Đến năm 1980, có 1679 vệ tinh và dụng cụ nhân tạo quay quanh trái đất. Và đến năm 2021, con số này đã tăng lên gần 10.000, chính xác là 9766.

"Vấn đề là, nguy cơ va chạm tăng lên và nó có thể xảy ra với tất cả các vật thể mà chúng ta đưa vào vũ trụ. Và điều này ngày càng trở thành mối quan tâm vì nó ảnh hưởng đến tàu vũ trụ không người lái, và tất nhiên cả tàu vũ trụ có người lái. Vì vậy, chúng ta cần phải làm gì đó để giải quyết nó. Nhưng trước khi chúng ta có thể đi đến điểm có thể giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải hiểu mức độ tệ hại của nó đến như thế nào."

 

Các vụ va chạm giữa các vệ tinh không phải là chưa từng xảy ra.

 

Năm 2009, vệ tinh Cosmos của quân đội Nga hết hạn sử dụng đã va chạm với vệ tinh thương mại Iridium cách Siberia 700 km.

 

Để theo dõi kỹ hơn hàng nghìn vật dụng không gian quay quanh trái đất, Giáo sư Cohen và nhóm của ông đã thiết kế một chiếc máy ảnh mới tinh vi.

 

Nó sử dụng công nghệ neuromorphic - tức là các camera được thiết kế để bắt chước cách thức hoạt động của hệ thần kinh con người.

“Cái mà bạn đang nhìn ở đây là một máy ảnh thần kinh. Nó là một máy ảnh lấy cảm hứng từ sinh học. Nó hoạt động giống như một con mắt hơn là một máy ảnh thông thường. Chúng có thể đạt khoảng một triệu khung hình trong một giây, khá vui vì điều này. Những cái máy ảnh này dùng để theo dõi mọi thứ rất tuyệt vời, chẳng hạn như vệ tinh đang bay qua trong không gian.”

 

Các máy ảnh hiện đang được lắp đặt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế và tham gia vào các cuộc thử nghiệm để có thể được sử dụng trong các chương trình sắp tới của NASA.

 

Joel Lisk, tại Đại học Flinders, cho biết tốc độ đổi mới sáng tạo là liên tục hình dung lại cách mà con người sử dụng không gian.

"Chúng ta có một loạt các vệ tinh cung cấp nhiều dịch vụ thương mại, đó có thể là Internet of Things, vệ tinh truyền thông, vệ tinh băng thông rộng. Nhưng cũng có rất nhiều vệ tinh quân sự dùng để quan sát hoạt động Trái đất, các mạng liên lạc khác, và GPS cùng với các hệ thống định vị tương tự. Thêm vào đó là các trạm vũ trụ - vì vậy chúng ta có rất nhiều thứ trong không gian.”

 

Giáo sư Cohen cho biết nếu để cho rác không gian lạc khỏi tầm kiểm soát, tương lai của những chuyến tàu mới phóng vào vũ trụ có thể va chạm với những mảnh rác này.

“Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề rác không gian, nếu chúng ta không làm tốt hơn công việc dọn dẹp không quan xung quanh Trái đất, thì có thể sẽ đến lúc chúng ta không thể sử dụng các phần của không gian - khi mà nguy cơ đưa vệ tinh lên trở nên quá nguy hiểm và cơ sở hạ tầng không gian quan trọng của chúng ta bị hư hại đến mức chúng ta không thể sử dụng được.”