Rặng san hô Cairns-Cooktown bị bệnh, rặng san hô này nằm trong đại rặng san hô Great Barrier Reef. Nguồn: AAP

 

AUSTRALIA - Rặng san hô Great Barrier Reef hiện bị đe dọa ngày càng gia tăng, một phần do biển đổi khí hậu khiến san hô bị bạch hóa, lốc xoáy cùng những trận bão cuốn trôi san hô, cũng như một số kẻ săn mồi như sao biển gai ăn san hô. Một dự án hợp tác bảo tồn đang thực hiện một cách tiếp cận mới, kết hợp giữa khoa học Tây phương và kiến ​​thức của những chủ sở hữu truyền thống.

 

Rặng san hô Great Barrier Reef là nơi có hệ sinh thái san hô lớn nhất thế giới và được tạo thành từ hơn 5 ngàn loạ̣i sinh vật biển.

 

Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 70 nhóm Chủ sở hữu truyền thống khác nhau, những người có mối liên hệ với các khu vực chung quanh, có niên đại đến hơn 60 ngàn năm.

 

Thế nhưng rặng san hô đang bị đe dọa, biến đổi khí hậu đã chứng kiến ​​sự tẩy trắng hàng loạt gây ra thiệt hại đáng kể cho rặng san hô, với sự kiện mới nhất xảy ra vào tháng 3 năm nay.

 

Tiến sĩ Katie Chartrand nói “Quí vị biết Rặng san hô Great Barrier Reef có một số đe dọa, đó là sự tẩy trắng hàng loạt do biến đổi khí hậu và sự ấm lên của đại dương do biến đổi khí hậu, là những vấn đề nhận được rất nhiều sự chú ý với lý do rất chính đáng".

"Đó là mối quan tâm số một của nhiều người trong chúng ta ở đây, trong cộng đồng khoa học và bảo tồn và tất cả mọi người sống dọc theo rặng san hô".

"Tuy nhiên, ngoài những sự kiện tẩy trắng hàng loạt đó và những sự kiện san hô chết một cách lớn lao, chúng ta còn có những xáo trộn khác thực sự có thể tái cấu trúc những gì chúng ta thấy ở đó, để có một hệ thống rặng san hô khỏe mạnh”.

 

Tiến sĩ Katie Chartrand là một nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại học James Cook cho biết, các vấn đề chính khác là lốc xoáy và sao biển gai.

 

Sao biển ăn các san hô và thường được tìm thấy tự nhiên trên các rặng san hô ở mức độ bền vững.

 

Thế nhưng Tiến sĩ Chartrand nói rằng, họ đang cố gắng tìm hiểu tại sao trong 20 năm qua, các đợt bùng phát dân số san hô lớn hơn lại xảy ra.

 

Tiến sĩ Katie Chartrand nói “Trong 12 tháng qua, tôi đã đi đến một số vùng xa xôi hơn của Great Barrier Reef và nhìn thấy toàn bộ các rạn san hô hoàn toàn bị tàn phá bởi những động vật đó".

"Tác động của chúng rất đáng kể và số lượng san hô bị mất đi đã xảy ra từ những đợt bùng phát đó".

"Chắc chắn việc nầy thách thức mức độ chết dần của san hô mà chúng ta đã gặp phải, do bị tẩy trắng".

"Tôi nghĩ sao biển gai là một mối quan tâm khác và chắc chắn còn rất nhiều, thế nhưng vẫn còn san hô tuyệt vời ở đó để sinh tồn".

"Mọi người thấy điều đó xuất hiện ở đây và luôn gây ngạc nhiên, khi họ nghĩ ‘có thể là mất hết san hô’.

"Thế nhưng vẫn còn rất nhiều rặng san hô tuyệt vời, thực sự chiến đấu để sinh tồn”.

 

Với Ngày Đại dương Thế giới vào 8 tháng 6, Công dân của Rặng san hô Great Barrier Reef đang khởi động một dự án mới, đó là Hợp tác Rặng san hô, trong cuộc chiến bảo tồn san hô.

 

Được biết chương trình bảo tồn bao gồm cam kết tài trợ trị giá 2 triệu đô la trong 3 năm, cùng việc hợp tác với nhà bán lẻ quần áo Cotton On Group.

 

Ông Andy Ridley là giám đốc điều hành của tổ chức Công dân Rặng san hô Great Barrier Reef.

Ông nói “Tổ chức Hợp tác Rặng san hô đang tập hợp các kỹ thuật quản lý phục hồi san hô khác nhau vào một nơi duy nhất, với mục tiêu có thể mở rộng quy mô nó lên thành nhiều rặng san hô trong những năm tới”.

 

Đó là sự hợp tác độc đáo giữa 5 tổ chức khác nhau.

 

Tổ chức Yirrganydji Rangers, có khu vực biển nằm ở phía bắc Cairns, Đại học James Cook MARRS được gọi theo tên ông Frank Mars người chủ trì công ty, Giải pháp bền vững, Tổ chức Sinh học và Công dân của Rặng san hô Great Barrier Reef.

 

Được biết trong 3 năm, có 200 ngôi sao san hô MARRS sẽ được lắp đặt bằng công nghệ phục hồi, nhằm tạo cơ sở ổn định cho các mảnh san hô phát triển trên các phần bị hư hỏng của rặng san hô.

 

Các nhà khoa học của Đại học James Cook sẽ cung cấp 30 triệu ấu trùng san hô, trong suốt thời kỳ sinh sản của rặng san hô vào tháng 10, để giúp thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của san hô.

 

Được biết địa điểm tập trung đầu tiên là rặng san hô Hastings, đã được lựa chọn do bị hư hại do lốc xoáy và các vụ tẩy trắng lịch sử, đó cũng là một khu vực văn hóa quan trọng.

 

Ông Gavin Singleton là Kiểm soát viên đến từ tổ chức Đất và Biển Yirrganydji.

Ông nói “Tôi muốn nói là, Great Barrier Reef thực sự quan trọng đối với tất cả các Chủ sở hữu truyền thống trên khắp bờ biển của rặng san hô, vì đó là một phần bản sắc của chúng tôi".

"Đôi khi rất khó để lựa chọn, để tách một rặng san hô khỏi hệ thống rộng lớn hơn, nhưng đôi khi chúng ta phải làm như vậy".

"Trong thời gian gần đây, rặng san hô Hastings đã phải hứng chịu những tác động, từ các cơn lốc xoáy và nhiều thứ khác đang xảy ra”.

 

Ông cho biết quan hệ hợp tác sẽ giúp khôi phục các khu vực của rặng san hô, vốn cần được chú ý nhiều nhất.

Ông nói “Tôi nghĩ đây là điều quan trọng trong việc đưa vào khoa học Tây phương mà còn cả kiến ​​thức truyền thống, các hệ thống hoặc quan điểm kiến ​​thức khác nhau".

"Chúng ta phải bắt đầu từ đó, làm việc cùng nhau và bây giờ là lúc khởi sự”.

 

Trong khi một số khu vực của rặng san hô Great Barrier Reef vẫn còn nguyên sơ, thì những khu vực khác bị tàn phá nghiêm trọng.

 

Tiến sĩ Katie Chartrand, ở Đại học James Cook, cho biết trong khi họ bắt đầu với Great Barrier Reef ở Úc, họ hy vọng sẽ thấy các rạn san hô và cộng đồng khác trên toàn cầu, áp dụng những nỗ lực tương tự.

Tiến sĩ Katie Chartrand nói “Chúng tôi muốn chắn chắn rằng, mọi người thấy đây là thứ đáng để tranh đấu và là một cách để thu hút mọi người chung quanh, về tình trạng của rặng san hô sự và giáo dục về bản chất của san hô".

"Chúng không phải chết hết, cũng như không phải tất cả đều hoàn hảo".

"Chúng tôi có một số thách thức lớn ở phía trước, nhưng chúng ta cần phải suy nghĩ thấu đáo và đó là cách duy nhất để chúng tôi nhìn thấy rặng san hô Great Barrier Reef trong tương lai”.