Một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng không chỉ trình độ hiểu biết về tài chính ở Úc đang giảm sút mà cả phụ nữ và trẻ em gái cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Nguồn: SBS

 

 

So với các nam sinh, phần lớn các nữ sinh Úc rời trường với kiến thức hạn chế về một lĩnh vực quan trọng mà theo các chuyên gia sẽ khiến các em dễ bị thất bại.

 

Trường học dạy chúng ta rất nhiều điều bổ ích hữu dụng cho đời sống lâu dài của chúng ta sau này.

 

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng có một thứ mà nhiều trẻ em gái ở Úc khi rời trung học đã không trang bị cho mình, hay nói một cách khác đã xem nhẹ nó khi còn đi học, và sự xem nhẹ này lại ảnh hưởng nghiêm trong tới đời sống tài chánh của họ trong tương lai.

 

Kiến thức về tài chánh là một "kỹ năng sống còn' mà một người cần có theo như giải thích của Katrina Samios, Giám đốc điều hành Financial Basics Foundation (FBF), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về tài chánh căn bản và nền tảng.

"Tôi nghĩ thật là quái dị khi mà tất cả mọi người ai cũng ít nhiều liên quan tới tiền mà lại không có một tiêu chuẩn nào cho nền tảng hiểu biết căn bản xung quanh nó cả."

 

Một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng trình độ hiểu biết về tài chính ở Úc đang giảm sút mà đặc biệt sự sụt giảm này ở phụ nữ và trẻ em gái chiếm một tỷ lệ lớn.

 

Hiểu biết về tài chính có nghĩa là biết cách sử dụng tiền một cách khôn ngoan và bao gồm các kỹ năng lập ngân sách, tiết kiệm và đầu tư.

 

Chương trình OECD's Programme kiểm tra học sinh quốc tế (International Student Assessment gọi tắt là PISA) lứa tuổi 15 nhằm đánh giá khả năng toán, khoa học, đọc hiểu và kiến thức tổng quát của các em trong việc áp dụng nó trong đời sống thực cho thấy một sự sụt giảm về kiến thức tài chánh ở học sinh Úc trong một ghi nhận từ năm 2012 đến 2018.

 

Khảo sát mới nhất của HILDA (Household, Income and Labour Dynamics in Australia - Hộ dân, Thu nhập, Lao động và Việc làm) cũng chỉ ra cho thấy chỉ số trung bình về kiến thức tài chánh của người Úc đang đi xuống.

 

Những người tham gia khảo sát được hỏi năm câu hỏi để đo lường trình độ hiểu biết về tài chính của họ, mỗi câu trả lời đúng được tính một điểm. Source: SBS

 

 

Điều quan trọng hơn cả là khoảng cách giới tính vốn đã xa nay ngày lại càng mở rộng.

 

Năm câu hỏi được đưa ra trong cuộc khảo sát của HILDA liên quan đến hiểu biết về lãi suất, hiểu biết về lạm phát, hiểu biết về đa dạng hóa đầu tư và hiểu biết về rủi ro.

 

Điểm kiểm tra kiến thức tài chính trung bình của nam giới Úc cao hơn 0,5 so với nữ giới, như kết quả khảo sát năm 2020. Source: SBS

 

 

 

Nghiên cứu từ công ty bảo hiểm và quản lý tài sản toàn cầu Allianz vào năm ngoái cho thấy so với nam giới, số phụ nữ Úc có trình độ hiểu biết tài chính thấp chiếm tỷ lệ nhiều gấp đôi.

 

Ngược lại, số lượng nam giới có trình độ hiểu biết tài chính cao nhiều hơn gần gấp ba lần so với phụ nữ.

 

 

Có sự khác biệt rõ ràng về giới tính khi nói đến trình độ hiểu biết về tài chính của người Úc. Source: SBS

 

 

Tại sao lại có khoảng cách về giới tính trong kiến thức tài chánh?

Laura de Zwaan, giảng viên cao cấp tại Đại học Công nghệ Queensland và là chuyên gia về tài chính cá nhân và hưu bổng, cho biết rất khó để biết điều gì đã dẫn đến sự suy giảm chung về trình độ hiểu biết tài chính của người Úc.

 

Tuy nhiên trong nhiều nghiên cứu thì có thấy chia ra hai trường phái lý giải tại sao khoản cách tài chánh liên quan đến giới tính lại tồn tại dai dẳng như vậy, cô nói.

 

Đầu tiên là mức độ hiểu biết về tài chính của phụ nữ và trẻ em gái thấp hơn, có thể là do sự khác biệt trong cách nuôi dạy của nam và nữ.

 

Cô nói, "Có những nghiên cứu cho thấy con trai nhận được nhiều tiền tiêu vặt hơn hoặc con trai được trả tiền làm việc nhà trong khi con gái thì không, và cha mẹ thường trò chuyện với con trai về các vấn đề tài chính và những thứ tương tự nhiều hơn so với con gái.”

 

De Zwaan cho biết nghiên cứu mà cô thực hiện cho thấy cách đo lường hiểu biết về tài chính cũng có thể góp phần tạo ra khoảng cách giới tính.

 

Cô nói, khi được hỏi những câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức tài chính, phụ nữ thường hay nói rằng họ không biết hoặc không trả lời.

 

Cô nói: “Đó có thể là do sợ sai hoặc có thể họ ngần ngại, nhưng nhìn chung là họ ít có khả năng đưa ra câu trả lời, trong khi nam giới thì có nhiều chiếm số lượng trả lời nhiều hơn, ngay cả khi đó là một câu trả lời sai”.

 

“Nếu chúng ta cho phụ nữ nhiều cơ hội hơn để thể hiện bản thân hoặc kiến thức của họ theo những cách khác nhau, có lẽ chúng ta sẽ không tìm thấy khoảng cách lớn như vậy”.

 

 

Hậu quả của nó là gì?

De Zwaan cho biết những người có hiểu biết tài chính thấp thường có kết quả kinh tế kém hơn.

 

Cô nói: “Chúng tôi biết rằng tình trạng của họ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nghỉ hưu - họ sẽ tiết kiệm ít hơn, họ sẽ ít tham gia vào thị trường chứng khoán hơn hoặc nói chung là ít đầu tư hơn”.

 

De Zwaan cho biết họ cũng có nhiều khả năng gặp vấn đề về nợ nần, không có tiền để dành cho khi cần kíp và không được bảo hiểm đầy đủ.

 

"Bà nói: “Điều đó có nghĩa là nếu họ gặp phải một số cú sốc tài chính nào đó, họ khó có thể xử lý tốt nó”.

 

Samois cho biết trình độ hiểu biết về tài chính thấp cũng có thể làm tăng khả năng bị lừa đảo, lạm dụng và bị bóc lột kinh tế của một người.

 

Bà nói: “Khi bạn tự tin về việc quản lý tiền bạc của mình, ở một mức độ nào đó, bạn sẽ không dễ bị kiểm soát và ép buộc tài chính hoặc có nguy cơ bị lợi dụng”.

 

 

Những gì cần phải thay đổi?

Hiện nay kiến thức về người tiêu dùng và tài chính được đưa vào Chương trình giảng dạy của Úc cho đến Lớp 10, Samios cho biết việc cung cấp kiến thức này là nhằm giải quyết tình trạng kém hiểu này.

 

Cô nói: “Một số trường sẽ chú trọng vào chương trình kiến thức tài chính thực sự trong khi những trường khác có thể không có.

 

Samios chia sẻ, hầu hết giáo dục kiến thức tài chính được thực hiện trong các lớp toán – nơi nam sinh thường học tốt hơn nữ – và trong các môn tự chọn về kinh doanh và kinh tế, những môn có xu hướng có ít học sinh nữ hơn nam.

 

Cô nói: “Bối cảnh và cách mà các nữ sinh muốn tìm hiểu về những điều này cũng như chia sẻ sự hiểu biết của mình nó khác với các bé trai”.

“Khi nội dung này nằm trong chương trình giảng dạy môn toán và những người trẻ tuổi - nhất là các em gái - bước vào lớp với suy nghĩ rằng nó chỉ là các công thức và tính toán, thế là họ tự mình không muốn học và không chú tâm, dù thực tế môn kiến thức tài chính không phải là như vậy.”

 

Samios cho biết Financial Basics Foundation (FBF) muốn bổ sung một khóa học tài chính cá nhân tiêu chuẩn hóa vào chương trình giảng dạy, lý tưởng nhất là khóa học này sẽ được giảng dạy trong 5 hoặc 6 bài học hàng tuần ở các Lớp 7, 8, 9 và 10.

 

Cô nói: “Nếu không dạy nội dung này một cách nhất quán và cứ dạy nó trong môn toán, thì các em gái sẽ nói rằng: 'em không giỏi toán', thì chúng ta sẽ không xoau chuyển vấn đề được”.

"Vì vậy, nó phải độc lập, phải là một khóa học mà tất cả những người trẻ tuổi đều tham gia để không ai có thể: 'Tôi chưa từng được học điều này ở trường... Tôi chưa bao giờ được dạy về sự khác nhau giữa tài khoản tiết kiệm và tài khoản giao dịch', là một cái để giúp tôi có tiền lãi và để dành, còn một cái là để tiền ra vào và chi tiêu.'"

"Ngay cả khái niệm đó cũng xa lạ với nhiều đứa trẻ mới tốt nghiệp trung học."

 

Samios cho biết FBF sẽ khai triển một chương trình trực tuyến miễn phí đầu tiên vào tháng 7 dành cho giáo viên, chương trình này có thể được sử dụng làm nền tảng cho khóa học.

 

Cô nói: “Có năm khóa học sẵn sàng để giáo viên thực hiện ở bất kỳ cấp lớp nào, trong bất kỳ bài học nào mà họ thấy phù hợp”.

 

SBS News đã hỏi Bộ trưởng Giáo dục liên bang Jason Clare tại sao kiến thức tài chính không được dạy theo một tiêu chuẩn được quy định hoặc nhất quán trong các trường học ở Úc và liệu chính phủ có đang giải quyết tình trạng tỷ lệ hiểu biết tài chính ngày càng giảm và khoảng cách kiến thức tài chánh liên quan đến giới tính ngày càng gia tăng hay không.

 

Ông cũng được hỏi liệu chính phủ có xem xét bổ sung vào chương trình giảng dạy một khóa học độc lập về giáo dục tài chính cá nhân hay không.

 

Clare cho biết mặc dù hệ thống giáo dục của Úc “tốt” nhưng nó có thể “tốt hơn và công bằng hơn rất nhiều”.

 

Trong văn bản trả lời, ông Ông nói với SBS News: “Đó là lý do tại sao chúng tôi đã đặt ra kế hoạch tài trợ bổ sung $16 tỷ cho các trường công lập - đây sẽ là khoản tăng tài trợ lớn nhất của Liên bang được phân bổ dành cho các trường công lập.”

"Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với Tây Úc và Lãnh thổ Bắc Úc. Tôi muốn làm điều tương tự với các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác."

 

Ông Clare cho biết nguồn tài trợ sẽ được dùng để cải cách nhằm giúp học sinh "bắt kịp, theo kịp và hoàn thành chương trình học".

 

Ông nói: “Chúng tôi muốn học sinh thuộc mọi hoàn cảnh đều có cơ hội như nhau để đạt thành tích xuất sắc ở trường, kể cả trong các môn kiến thức tài chính”.

 

 

Tổng trưởng Giáo dục Liên bang Jason Clare cho biết mặc dù hệ thống giáo dục của Úc “tốt” nhưng nó có thể “tốt hơn rất nhiều và công bằng hơn rất nhiều”. Source: AAP / Lukas Coch

 

 

Lời khuyên giúp nâng cáo kiến thức tài chính cho con bạn

 

Samios cho biết nếu cha mẹ muốn xây dựng năng lực tài chính cho con cái, điều quan trọng là phải bắt đầu trò chuyện “thường xuyên, cởi mở” về tiền bạc càng sớm càng tốt.

 

Cô nói: “Bằng cách loại bỏ cảm giác nói về tiền bạc là điều cấm kỵ, bạn sẽ xây dựng được niềm tin cho con mình”.

 

Samios nói việc trò chuyện với trẻ về mọi thứ, từ mua sắm hàng tuần đến lập ngân sách cho kỳ nghỉ hoặc giúp con lập kế hoạch tiết kiệm để mua chiếc điện thoại đầu tiên thay vì mua tặng con, có thể giúp các em phát triển các kỹ năng của mình một cách tự nhiên.

“Hiểu biết về tài chính là một kỹ năng suốt đời, vì vậy, ngay bây giờ hãy trang bị kiến thức, sau đó hiểu biết và có thái độ đúng đắn về tiền bạc ngay từ khi còn rất trẻ, thì trẻ sẽ có được nguồn vốn liếng này theo các em suốt cuộc đời.”