Ảnh: Getty Images

 

AUSTRALIA - Một khảo sát của công ty luật King và Wood Mallesons với sự tham gia của hơn một trăm CEO đã cho thấy gần 80% các công ty coi việc thu hút và giữ chân lao động có kỹ năng là ưu tiên hàng đầu. Hơn một nửa nói rằng các vấn đề thị trường lao động rộng lớn hơn đang khiến các công ty của họ gặp khó khăn trong việc quản lý các rủi ro liên quan đến mạng máy vi tính.

 

Công ty công nghệ thông tin của Jason Yu đã hoạt động được khoảng mười năm. Tuy nhiên, việc tuyển dụng các kỹ sư CNTT chuyên nghiệp đã trở nên khó khăn trong thời gian gần đây.

"Chúng tôi nhận được khá nhiều ứng viên mỗi khi chúng tôi mở đợt tuyển dụng người, nhưng trên thực tế chỉ có một số nhỏ là thực sự đủ điều kiện."

 

Trong khi công ty của Jason đã tìm kiếm nhân viên ở nước ngoài, nhưng điều đó chứng tỏ là một thách thức. Và công ty của anh không đơn độc dựa trên kết quả khảo sát từ công ty luật King and Wood Mallesons.

 

Meredith Paynter của công ty luật cho biết cuộc khảo sát cho thấy việc giữ chân và thu hút lao động có tay nghề cao đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của đại đa số các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

"Tác động của việc tuyển dụng đối với khả năng xây dựng trở lại của các doanh nghiệp sau khi đại dịch ngừng hoạt động, nó phản ánh trong các câu trả lời khảo sát liên quan đến quản lý các thách thức chuỗi cung ứng, bạn cần những người có kỹ năng để giúp giải quyết những vấn đề đó."

 

Giám đốc điều hành Alexi Boyd của Hội đồng các tổ chức doanh nghiệp nhỏ của Úc cho biết việc thu hút và giữ chân nhân viên đã trở thành một vấn đề lớn.

"Mọi người đều đang gặp phải tình trạng thiếu nhân viên và ngày càng khó tìm được nhân viên phù hợp để giữ chân họ và quan trọng là phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn khác, khi mà họ có thể đưa ra các ưu đãi mà các doanh nghiệp nhỏ đơn giản là không thể làm theo."

 

Bà Boyd nói rằng không quan trọng loại hình kinh doanh đó là gì, kinh nghiệm là như nhau, khi tìm nhân viên. Bà nói sau khi Úc đóng cửa trong đại dịch, đã đến lúc chào đón mọi người một lần nữa.

"Chúng ta đang cố gắng khuyến khích mọi người đến Úc và đặc biệt là những người di cư có tay nghề cao đến làm việc và sinh sống ở đất nước này, có lẽ chúng ta cần xem xét triển vọng dài hạn của họ, chúng ta có thể làm gì để khuyến khích họ ở lại và tìm kiếm khả thường trú. Đó có phải là điều mà chúng ta có thể làm để điều đó trở nên đáng mơ ước hơn bởi vì chúng ta đang cạnh tranh trong một không gian quốc tế và chúng ta cần cạnh tranh với các quốc gia khác về những sinh viên quốc tế cho những người di cư có tay nghề cao đó, và thu hút những người mà chúng ta cần để giúp doanh nghiệp nhỏ phát triển và có lời."

 

Chính phủ liên bang đã chỉ ra rằng cần phải có một lộ trình lâu dài hơn cho những người lao động có tay nghề cao cũng như một giải pháp khắc phục tình trạng tồn đọng di cư tạm thời. Hội nghị thượng đỉnh việc làm và kỹ năng vào tháng 9 tại Canberra sẽ tìm cách giải quyết những vấn đề đó vào thời điểm khó khăn cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ.

 

Chính phủ cho biết họ sẽ tập hợp các doanh nghiệp, công đoàn và các bên liên quan lại với nhau. Tổng trưởng Ngân Khố Jim Chalmers nói với đài ABC rằng đây là cơ hội để cải thiện chương trình di dân tay nghề, nhưng nhấn mạnh đây không phải là giải pháp cho tất cả.

"Tôi sẽ cảnh báo mọi người không nên nghĩ rằng di cư là giải pháp cho tất cả các thách thức kinh tế của chúng ta. Đó là một phần của câu chuyện, nhưng không phải là toàn bộ câu chuyện. Và nó không nên là biện pháp thay thế cho việc đào tạo người Úc cho các ngành nghề, nó không nên thay thế cho cải cách trong ngành chăm sóc trẻ em."

 

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết hội nghị sẽ xem xét các cách để tăng năng suất và giảm tình trạng thiếu kỹ năng nghiêm trọng, và tập trung vào việc tìm kiếm các cơ hội việc làm cho phụ nữ và di dân, cũng như tìm hiểu công việc trong tương lai trong các ngành kỹ thuật số, năng lượng tái tạo và sản xuất.