Meme Caroline Thorne bị treo lơ lửng trên cầu Morphett Street, thành phố Adelaide. (ABC News)

 

 

NAM ÚC - Một người biểu tình thuộc nhóm phong trào bảo vệ môi sinh - Extinction Rebellion - đã lao xuống từ một cây cầu, gây hỗn loạn giao thông ở khu trung tâm thành phố Adelaide, đã xin lỗi về sự gián đoạn mà cô ấy gây ra sau khi bị kết tội cản trở không gian công cộng.

 

Meme Caroline Thorne bị kết án 15 giờ phục vụ công ích và phải bồi thường 750 đô-la cho Cảnh sát Tiểu bang Nam Úc và Sở cứu hỏa Metropolitan, ít hơn nhiều so với số tiền gần 8.000 đô-la mà lực lượng cảnh sát tiểu bang Nam Úc – SAPOL - yêu cầu để bù đắp chi phí.

 

Thorne đã bị bắt vào tháng 5/2023 trong một cuộc biểu tình bên ngoài Trung tâm Hội nghị Adelaide - Adelaide Convention Centre -  nơi Hiệp hội Thăm dò và Sản xuất Dầu khí Úc - Australian Petroleum Production and Exploration Association - đang tổ chức một hội nghị về dầu khí.

 

Cuộc biểu tình đã khiến cây cầu ở Morphett Street bị chặn và các xe điện dọc theo đường North Terrace gần đó phải tạm dừng, gây ra sự gián đoạn đáng kể ở khu vực trung tâm thành phố.

 

Thorne đã lao xuống khỏi cây cầu và bị treo lơ lửng trên đường North Terrace trong ít nhất một giờ trước khi được dịch vụ cấp cứu đưa xuống an toàn.

 

Để đáp lại cuộc biểu tình đó và một cuộc biểu tình khác vào ngày hôm sau, chính quyền tiểu bng Nam Úc đã đưa ra luật mới tăng mức phạt tối đa cho hành vi "gây cản trở công cộng" từ 750 đô-la lên 50.000 đô-la hoặc ba tháng tù giam.

 

Meme Caroline Thorne bên ngoài tòa án trong lần xuất hiện trước đó. (ABC News)

 

 

Các luật mới, nhanh chóng được nghị viện tiểu bang thông qua trong những tuần sau các cuộc biểu tình, thể hiện những hình phạt khắc nghiệt nhất đối với cáo buộc đó trong tiểu bang.

 

Thorne trước đó đã nhận tội.

 

Khi tuyên án, Thẩm phán Kate White cho biết, từ các tình tiết của vụ việc, rõ ràng đây là một ví dụ đặc biệt nghiêm trọng về hành vi phạm tội.

Bà Thẩm phán nói: “Hình phạt tối đa được nghị viện coi là hoàn toàn không tương xứng với mức độ vi phạm của bạn nên luật sau đó đã được thay đổi”.

 

"Cố tình không tuân theo luật pháp khi bạn chỉ chọn theo lương tâm của mình, là, làm suy yếu một hệ thống chính quyền mang lại quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và hiệp hội vốn rất quan trọng đối với bạn."

 

Thẩm phán White cũng đề cập đến ảnh hưởng đối với những người đi làm việc bị trể nãi giờ giác vụ cuộc biểu tình này, "những có công ăn việc làm đã phải trải qua sự bực bội và bị thiệt hại kinh tế khi họ bị vướng vào tình huống gián đoạn giao thông".

 

Bà Thẩm phán nói: “Trớ trêu thay, với động lực của bạn, khó có khả năng tất cả những người bị ảnh hưởng đều sử dụng xe điện”.

 

Cuộc biểu tình vào giờ cao điểm đã khiến giao thông bị gián đoạn nặng nề. (Ảnh: Được cung cấp bởi Extinction Rebellion South Australia)

 

 

Bên ngoài tòa án, được bao quanh bởi những người ủng hộ của tổ chức Extinction Rebellion mang theo biểu ngữ và reo hò, Thorne đã xin lỗi.

 

Thorne nói: “Như tôi đã nói ngay từ đầu, tôi xin lỗi sâu sắc về sự bất tiện xảy ra ngày hôm đó, việc tôi bị treo lơ lửng trên cầu”.

"Tôi rất tiếc vì những tổn thất đã xảy ra với một số người đang chờ đợi trên đường và sự gián đoạn giao thông đã gây ra.”

“Rất nhiều người đã hỏi tôi, ‘Tại sao bạn lại làm điều đó?’ Tôi vô cùng lo lắng trước sự leo thang của cuộc khủng hoảng khí hậu trong thời gian gần đây.

“Tôi đã hy vọng rằng tính khoa học đằng sau những cảnh báo ngừng gây khủng hoảng sẽ hướng dẫn phản ứng của chúng ta, nhưng trên thực tế, các phản ứng của tiểu bang và liên bang của chúng ta, phải nói, chỉ là nửa vời.”

 

Thorne đã được lệnh phải trả tiền phạt và án phí.