Một phụ nữ, hoặc có thể là một thiếu nữ, ngồi trong xe hơi nhìn qua cửa kiếng. Nguồn: E+

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ điều tra kết luận bạo hành gia đình là một trong những nguyên nhân liên quan đến những cái chết này, và khuyến nghị Cảnh sát Victoria điều tra về tình trạng tự tử hàng loạt trong di dân Nam Á. Nhiều nhóm đã vào cuộc nhằm có cách tiếp cận di dân hiệu quả hơn và giúp họ vượt qua rào cản để hoà nhập.

 

 

Các nhóm hỗ trợ ngay tuyến đầu chẳng hạn như tổ chức Cơ đốc giáo phi lợi nhuận, Brotherhood of St Laurence, đã tổ chức nhiều sự kiện trong những tháng gần đây tại thành phố Whittlesea, nhằm đưa những phụ nữ ra khỏi nhà và hòa nhập với cộng đồng nhiều hơn.

 

 

 

 

Baljinder Kaur nói tham dự các sự kiện này đã giúp cô kết nối với những phụ nữ khác có hoàn cảnh giống như cô cũng như giúp cô tìm hiểu về luật pháp căn bản tại Úc.

 

Tham gia nhóm này, tôi đã học được tầm quan trọng của việc phải lên tiếng nói  ... thậm chí lên tiếng chỉ để chuyện trò vài câu với nhau thôi cũng tạo nên sự khác biệt.

 

 

 

Bà Madhuri Maskey là điều phối viên của Tổ chức Ngăn ngừa Bạo hành Gia đình tại Brotherhood of St Laurence.

 

Chúng tôi mang đến một không gian an toàn để những người phụ nữ đến với nhau và chia sẻ kinh nghiệm của họ; thật khó để họ bộc bạch suy nghĩ và kinh nghiệm của mình ngay từ lần đầu gặp gỡ, vì vậy chúng tôi tổ chức một số hoạt động để họ cảm thấy thoải mái, và tìm hiểu về nhau.

 

 

 

Những hoạt động gặp gỡ như vậy trở nên quan trọng hơn bao giờ hết sau khi cộng đồng địa phương này bị rung động bởi sáu vụ tình nghi là tự tử tất cả đều là phụ nữ - trong đó năm người được biết đã làm mẹ - và tất cả họ đều có nguồn gốc sắc tộc tương tự nhau.

 

Hồ sơ điều tra về bốn trong số 6 vụ tự tử này vào tháng 9 năm ngoái nói điều cần thiết nhất là phải cung cấp các dịch vụ hỗ trợ dễ tiếp cận hơn và phù hợp với văn hóa cho những phụ nữ Nam Á sống trong vùng.

 

 

 

Một nhóm hành động, đứng đầu là bà Rachel Hughes, Nhân viên Ngăn ngừa Nạn tự tử thuộc Mạng lưới Y tế Đông Melbourne, đã liên tục làm việc nhằm giúp giải quyết vấn đề này.

 

Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với những phụ nữ trong các nhóm sắc tộc cụ thể của Ấn Độ này, đặc biệt là các nhóm phụ nữ trải qua kinh nghiệm bị bạo hành gia đình. Và chúng tôi cũng bảo đảm rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những khóa đào tạo ngăn ngừa tự tử, cũng như tiếp xúc gần gũi với các nhóm phụ nữ này và giúp họ giảm bớt sự cô lập với xã hội.

 

 

 

Một số nhà vận động cũng thúc giục thực hiện khẩn cấp các khuyến nghị của nhân viên điều tra.

 

 

Trong khi đó, Bộ Y tế và Dịch vụ Xã hội đã đồng ý tìm cách cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ Nam Á trong khu vực.

 

 

Cảnh sát Victoria vẫn chưa cam kết phân bổ các Đơn vị Điều tra Bạo hành Gia đình nhằm điều tra về các vụ tình nghi tự tử từ các phụ nữ di dân trong vùng này, trong nhiều trường hợp sự bạo hành gia đình hoặc tình trạng bị cô lập với xã hội có thể là nguyên nhân chủ chốt.

 

 

Ông Chris Howse thuộc Dịch vụ pháp luật cộng đồng Whittlesea Community Connections, là người đầu tiên đưa các trường hợp tự tử ra trước Tòa án Điều tra của Victoria và ông đang thúc giục Cảnh sát Victoria áp dụng các khuyến nghị của Nhân viên điều tra.

 

Căn cứ vào những gì nhân viên điều tra muốn Cảnh sát Victoria làm – họ đã khuyến nghị Cảnh sát Victoria rằng, nơi những người phụ nữ đã chết do tự tử này thì bạo hành gia đình có liên quan chủ chốt đến những cái chết đó, và cần loại trừ tội giết người ra khỏi những cái chết này. Đó là một trong những lý do tại sao nhân viên điều tra không nghi ngờ gì nữa, đã khuyến nghị Đơn vị điều tra bạo hành gia đình của cảnh sát phải tham gia và tiến hành điều tra về những cái chết này.

 

 

 

Trong một tuyên bố, Cảnh sát Victoria nói với SBS News "Hoan nghênh bất kỳ cơ hội nào giúp cải thiện hoạt động của cảnh sát trong việc đối phó với bạo hành gia đình," và họ đang "xem xét khuyến nghị của nhân viên điều tra để đánh giá tính thực tế của việc thay đổi mô hình hiện tại, trong việc điều tra những cái chết có chủ ý."