Rạn san hô Hardy ở Rạn san hô Great Barrier được nhìn từ trên cao xuống, ảnh chụp vào ngày 22 tháng Sáu năm 2014. Nguồn: Cơ quan Công viên biển Rạn san hô Great Barrier - Great Barrier Reef Marine Park Authority
AUSTRALIA - Người ta đã ghi nhận sự mất mát san hô đáng kể tại Rạn san hô Great Barrier lên tới 72% sau hiện tượng bạch hóa trên diện rộng và thảm họa thiên nhiên vào mùa hè năm ngoái. Nghiên cứu mới của Viện Khoa học Hàng hải Úc đã ghi nhận sự suy giảm này với hơn một nửa số rạn san hô được khảo sát giữa Đảo Lizard và Cardwell.
Mất san hô là thực tế mà hệ sinh thái rạn san hô rộng lớn nhất thế giới được gọi là Rạn san hô Great Barrier đang phải trải qua.
Tiến sĩ Manuel Gonzalez Rivero là quyền Giám đốc Chương trình Nghiên cứu của Viện Khoa học Hàng hải Úc.
Ông cho biết tình trạng bạch hóa san hô tiếp tục diễn ra, chủ yếu là do căng thẳng nhiệt do biến đổi khí hậu gây ra và tình trạng càng tệ hơn sau các cơn bão nhiệt đới Kirrilly và Jasper vào mùa hè năm ngoái.
"Rạn san hô Great Barrier cũng chịu ảnh hưởng của hai cơn bão. Đặc biệt là cơn bão nhiệt đới Jasper gây ra thiệt hại đáng kể vì hai lý do khác nhau. Một là bão tạo ra sóng cao hơn bốn mét, nơi chúng ta đã thấy thiệt hại cơ học đáng kể . Ngoài ra phải kể đến lũ lụt, lũ lụt do mưa bão tạo ra cũng khiến san hô chết đi đáng kể."
Viện đã công bố dữ liệu mới xác nhận mức độ thiệt hại.
Các cuộc khảo sát ban đầu ở phía bắc Queensland cho thấy rằng lớp phủ san hô đã giảm trên 12 trong số 19 rạn san hô giữa Đảo Lizard và Cardwell.
Hơn một phần ba lớp phủ san hô đã bị mất trên toàn bộ khu vực Đảo Cooktown-Lizard, đây là mức giảm hàng năm lớn nhất đối với khu vực này trong 39 năm theo dõi.
Ở khu vực Cairns, lớp phủ san hô giảm hơn một phần ba trên tổng năm rạn san hô - trong khi ở khu vực Innisfail, nó vẫn tương tự trên bốn rạn san hô được khảo sát.
Tiến sĩ Rivero cho biết đối với Đảo Lizard và các rạn san hô khác, độ che phủ của san hô được coi là thước đo sức khỏe của rạn san hô.
"Đây không phải là biến số duy nhất thể hiện sức khỏe của rạn san hô, nhưng nhìn chung nó thể hiện qua lượng che phủ hoặc lượng rạn san hô ở các quần thể này. Do đó, càng nhiều lớp che phủ san hô trong rạn san hô sẽ báo hiệu rằng rạn san hô đó khỏe mạnh hơn."
Tiến sĩ Maya Srinivasan là nhà khoa học nghiên cứu của Đại học James Cook và cho biết việc mất lớp che phủ san hô cũng có thể ảnh hưởng đến các sinh vật khác.
"Nhiều loài cá phụ thuộc rất nhiều vào san hô sống, đặc biệt là san hô phân nhánh để trú ẩn. Một số loài ăn san hô sống, vì vậy khi chúng ta mất lớp phủ san hô, ta cũng mất đi số lượng cá, và các loại sinh vật khác mà chúng ta không tính đến."
Đánh giá đầy đủ về tác động đến lớp tảo phủ san hô trên khắp các rạn san hô sẽ có vào năm tới.
Nhưng sau những phát hiện mới nhất này, chính phủ lại kêu gọi hành động tốt hơn về biến đổi khí hậu để giúp đảm bảo tương lai của rạn san hô.
Scott Heron là chủ tịch UNESCO quản lý tổn thương do khí hậu và di sản.
"Điều quan trọng là phải nhớ rằng Rạn san hô Great Barrier của chúng ta không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên, mà còn là nguồn sinh kế của hàng chục nghìn người.”
“Điều đầu tiên chúng ta phải làm, và phải làm một cách rất hiệu quả, là ứng phó với các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, điều đó có nghĩa là giảm phát thải khí nhà kính."