Những kẻ lừa đảo đang nhắm mục tiêu vào những người đang tìm mua lạc đà không bướu alpaca. (Ảnh: Hiệp hội Người chăn nuôi lạc đà không bướu Úc- Australian Alpaca Association)
AUSTRALIA - Những người muốn tìm lạc đà không bướu (alpaca) đang được cảnh báo rằng những kẻ lừa đảo đang lợi dụng những người đang muốn mua lạc đà alpaca trên trang mạng.
Hiệp hội Người Chăn nuôi lạc đà không bướu Alpaca Úc (AAA) cho biết họ đã gặp phải những trò gian lận, đặc biệt là trên trang mạng Facebook, khiến nhiều người bị mất tiền.
Rita Soares, một người chăn nuôi ở Central Victoria và là điều phối viên truyền thông xã hội của hiệp hội AAA, cho biết họ rất buồn khi thấy điều này xảy ra trong ngành.
Cô nói "Điều này làm nhiều người giận dữ vì có những người tuyệt vời trên khắp nước Úc, những người đã làm những điều tuyệt vời với lạc đà không bướu.”
"Thật đáng tiếc khi có những người lừa đảo người khác để kiếm tiền."
Hiệp hội AAA cho biết một trang Facebook đăng ảnh giả các con lạc đà không bướu (lạc đà cừu) với khung cảnh trong núi tuyết. (Ảnh: Hiệp hội Alpaca Úc)
Cô Soares cho biết cô đã xem một trang Facebook có nhiều người theo dõi và tuyên bố bán lạc đà alpacas.
Cô nói "Có rất nhiều lời hỏi thăm của những người muốn mual lạc đà alpacas ... và rất nhiều người theo dõi trang facebook này.”
"Khi tôi tiếp tục coi trang này, có nhiều hình ảnh chụp cảnh những dãy núi tuyết cao trông không giống như nước Úc."
Cô nói rằng đó là điều "đáng nghi" khi trang này có rất nhiều hình ảnh ở nhiều địa điểm mà họ nói họ đã bán lạc đà alpaca cho nhiều khách từ Victoria cho đến Adelaide.
Rita Soares là người chăn nuôi và điều phối viên truyền thông xã hội cho Hiệp hội Chăn Nuôi Lạc đà không bướu Alpaca Úc. (Nguồn: Rita Soares)
Một người đàn ông ở tiểu bang Victoria đã liên lạc với hiệp hội AAA sau khi những người được gọi là những người chăn nuôi lạc đà alpaca yêu cầu ông ta đặt cọc rồi biến mất không dấu vết.
Ông ta nói ông ta bị mất 500 đô-la và không có họ tên, số điện thoại, hoặc địa chỉ của những kẻ lừa đảo.
Sau đó, ngân hàng của ông ta phát hiện ra rằng tài khoản lấy tiền của ông ta có nguồn gốc từ Malaysia.
Hiệp hội Người Chăn nuôi Lạc đà Alpaca Úc kể từ đó đã cảnh báo cho Facebook biết về trang này và đã chặn nó.
Cô Soares nói “Về phía chúng tôi, chúng tôi không thể làm được gì nhiều khi ai đó không phải là thành viên hoặc người chăn nuôi trong hiệp hội của chúng tôi, nhưng chúng tôi có thể truyền tải thông tin cho mọi người.”
"Chúng tôi đã thực hiện một loạt bài đăng trên Facebook, Instagram và Twitter để cung cấp cho mọi người một số mẹo về những gì cần chú ý và cách nhận ra trò lừa đảo."
Cô Soares nói rằng những người mua nghiêm túc cần phải tìm kiếm một người chăn nuôi có uy tín để tránh những vấn đề như vậy.
Cô nói: "Đối với bất kỳ loài vật nuôi nào. Một người chăn nuôi có uy tín sẽ là thành viên của hiệp hội. Ở Úc, hiệp hội đại diện cho người chăn nuôi lạc đà alpaca là hiệp hội Australia Alpaca Association.”
Cô cho biết điều quan trọng nhất là xác định địa điểm của người chăn nuôi đã đăng ký trong khu vực của họ, và sau đó đến thăm trang trại trực tiếp - đặc biệt là nếu mua lần đầu tiên.
"Bị lừa đảo là một câu chuyện đáng buồn. Người bị lừa muốn chúng tôi kể câu chuyện của ông ta để mọi người không rơi vào cái bẫy tương tự."
Người mua nên trực tiếp đến thăm trang trại để xem những thứ thực tế có liên quan. (Nguồn: Hiệp hội Alpaca Úc)
Người đàn ông bị lừa không muốn được nêu danh tính thật mà muốn cảnh báo những người khác.
Ông nói “Tôi cảm thấy mình thật ngu ngốc vì đã không làm những việc đơn giản cơ bản và tìm đến các thành viên có uy tín của Hiệp hội Alpaca để xin lời khuyên.”
"Tôi tin tưởng những tin nhắn tôi nhận được từ người bán đăng trên Facebook Messenger và những bức ảnh họ gởi cho tôi.”
"Lẽ ra, tôi phải nhận ra rằng có điều gì đó không ổn khi họ yêu cầu đặt cọc trước khi tôi nhìn thấy được con lạc đà alpaca. Họ nói với tôi rằng họ sống ở Tooradin, Victoria."
"Lúc ây, tôi rất đỗi phấn khích vì tôi nghĩ rằng mình có thể trở thành người chăm sóc một con lạc đà không bướu đen, thứ mà tôi đã mong muốn trong gần 12 tháng."
Cô Soares cho biết lạc đà alpacas ngày càng được nhiều người nuôi nhưng ban đầu được chăn nuôi để lấy lông.
Cô nói: “Tất cả các loài lạc đà không bướu cần được cắt ngắn lông hàng năm vì chúng mọc rất nhiều lông.”
"Nếu không, chúng có thể phát triển các bệnh ngoài da, hoặc chúng có thể bị nóng."
Lạc đà không bướu alpaca cần được cắt lông mỗi năm một lần. (Hiệp hội Alpaca Úc cung cấp)
Cô Soares khuyên không nên mua "một cặp ghép đôi để sinh sản".
Cô nói: "Sự sinh sản của chúng thực sự rất độc đáo. Chúng luôn cần ở trong bầy đàn".
Cô cũng khuyên không nên mua những con lạc đà con, được gọi là cria, và cho chúng bú bình.
Cô nói "Lạc đà con cần lớn lên cùng với các con lạc đà alpaca khác để chúng biết cách học hỏi."
Hiệp hội Alpaca Úc khuyến khích những người quan tâm đến việc mua lạc đà alpaca hãy tìm hiểu, chuyện với các người chăn nuôi đã đăng ký, coi trang mạng của những người này hoặc đến thăm trực tiếp trang trại ở địa phương.”