Các tình nguyện viên đã tham gia sự kiện Ngày Đại dương Thế giới Down Under đầu tiên nhằm giảm ô nhiễm nhựa. Nguồn: Supplied / Conservation Volunteers Australia

 

 

AUSTRALIA - Dữ liệu mới được thu thập bởi các khoa học gia đang giúp nhiều chuyên gia nghiên cứu hiểu thêm về ô nhiễm nhựa trong môi trường biển của Úc. Kết quả do Tổ chức Tình nguyện Bảo tồn Úc và CSIRO tổng hợp – cho thấy hơn 3/4 rác thải được thu thập từ các tuyến đường thủy và lưu vực đô thị của quốc gia là nhựa.

 

Bất chấp những nỗ lực nhằm giảm thiểu việc sử dụng nhựa, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây vẫn là dạng rác thải phổ biến nhất thải ra môi trường biển.

 

Nhựa chiếm 79% rác thải trong các tuyến đường thủy trên khắp nước Úc, ngoại trừ Lãnh thổ phía Bắc.

 

Nhưng đó không phải hoàn toàn là tin xấu, vì việc loại bỏ dần các mặt hàng sử dụng một lần dường như đang có tác động.

 

Giám đốc điều hành của Tổ chức Tình nguyện viên Bảo tồn Úc, Phil Harrison, giải thích nơi nào cần hành động nhất.

"Trong một số tin tốt, chúng ta có thể thấy rằng các chính sách ban đầu như cấm sử dụng nhựa dùng một lần, chẳng hạn như dao, nĩa và hộp đựng đồ ăn mang đi; chúng đang bắt đầu có hiệu lực vì những mặt hàng đó đang giảm tỷ trọng trong tổng thể. Tuy nhiên, có những vật dụng hàng ngày mà tất cả chúng ta đều có trong nhà - chai nhựa, nắp chai, giấy gói thực phẩm bằng nhựa - thực sự nằm trong top 5, 6, đó là lúc chúng ta cần phải hành động."

 

Những phát hiện này dựa trên lượng rác thải được thu thập bởi hơn 16.000 người, 150 nhóm cộng đồng và 50 công ty trong ba năm qua.

 

Họ đã tham gia thu gom rác thải từ chín tuyến đường thủy và lưu vực đô thị lớn cung cấp nước cho Rạn san hô Great Barrier và Rạn san hô phía Nam.

 

Ông Harrison cho rằng điều quan trọng là phải phân tích nguồn gốc và loại nhựa gây ra nhiều vấn đề nhất.

"Chúng tôi đã làm việc với các cộng đồng trên khắp nước Úc và thu thập hơn 400.000 mảnh rác thải biển. Và chúng tôi đã phân tích điều đó và đây là điểm mấu chốt. Dữ liệu rất quan trọng. Chúng tôi cần hiểu nhựa đến từ đâu."

 

Phân tích cho thấy phần lớn nhựa thải ra đường thủy là: giấy gói thực phẩm, polystyrene, nắp chai nhựa và các mảnh nhỏ vi nhựa cứng và mềm.

 

Các chuyên viên bảo tồn cũng lo ngại về tàn thuốc lá, chiếm tới 9% tổng số rác được các tình nguyện viên thu thập.

 

Ông Harrison cho biết lượng chất này không cần thiết nhiều để gây hại cho sinh vật biển.

"Nghiên cứu cho chúng ta biết rằng thật không may, chỉ cần 14 mảnh nhựa là đủ để giết chết rùa trong môi trường biển. Tất cả chúng ta đều đã thấy những hình ảnh khủng khiếp cho thấy điều này khi nó xảy ra. Chúng ta cần phải ngăn chặn điều đó."

 

Các loài chim biển ở Úc cũng đang gặp nguy hiểm, Quỹ Động vật hoang dã Thế giới ước tính khoảng 85% trong số chúng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nhựa.

 

Các tình nguyện viên trên khắp đất nước đã tham gia Ngày Đại dương Thế giới Down Under 24 tháng 1 đầu tiên trước sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 6.

 

Tổ chức Tình nguyện viên Bảo tồn Australia hy vọng hoạt động này sẽ truyền cảm hứng cho người dân Australia thực hiện hoạt động này kéo dài một năm.

 

Người phụ nữ này cho biết cô có động lực tham gia vì cô đã tận mắt chứng kiến thiệt hại đối với động vật hoang dã biển do ô nhiễm nhựa.

"Khi ở trong một khu bảo tồn rùa nhỏ gần New Caledonia một thời gian, tôi đã biết được chúng khó sinh tồn như thế nào. Bụng chúng chứa đầy nhựa và tất cả những con chim chết, và khi chúng tôi phẩu thuật phát hiện có rất nhiều nhựa trong bụng."

 

Người đàn ông này cũng tham gia Ngày Đại dương Thế giới Down Under. Anh ấy nói rằng anh ấy cảm thấy có trách nhiệm phải hành động.

"Con người chúng ta muốn để lại hành tinh tốt đẹp hơn cho con cái, cho các thế hệ tiếp theo. Chúng ta có trách nhiệm tạo ra nơi tốt nhất và tự nhiên nhất có thể; và có ít tác động nhất có thể trên đó."

 

Phân tích của Tổ chức Tình nguyện Bảo tồn Úc cũng phân tích tỷ lệ ô nhiễm nhựa ở các nhánh chính của đại dương theo thành phố thủ đô.

 

Perth có lượng rác thải nhựa thấp nhất, ở mức 61%.

 

Ở Sydney, con số này tăng lên 91%.

 

Ông Harrison cho biết tổ chức này đã phát triển các nguồn lực cùng với CSIRO để giúp người Úc tiến hành kiểm toán rác thải sinh hoạt.

 

Hy vọng là nó sẽ khuyến khích mọi người hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa ngay từ đầu - trước khi nó thải ra đại dương.