Chiếc xe hơi đua bay đầu tiên trên thế giới đã bay ngang qua bầu trời phía trên sa mạc tiểu bang Nam  Úc, tăng tốc từ 0-90km/h chỉ trong 2,8 giây, tương đương một chiếc xe Công thức 1.

 

 

 

 

Chiếc xe đua bay đầu tiên trên thế giới có thể tăng tốc từ 0-90km/h nhanh như xe đua Công thức 1. Ảnh: Airspeeder

 

 

 

 

 

Hôm 17/6 vừa qua, chiếc xe hơi đua bay Mk3 Airspeeder đã hoàn tất chuyến bay đầu tiên trên bầu trời sa mạc tiểu bang Nam Úc. Cuộc thử nghiệm nhằm mở đường cho chiếc xe bay tham gia cuộc đua Grand Prix của xe hơi bay không người lái dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.

 

 

Chiếc Mk3 Airspeeder được thiết kế và chế tạo bởi các cựu kỹ sư từng làm việc cho McLaren, Jaguar, Rolls-Royce, Boeing và Brabham. Xe sẽ bay ở tốc độ 150-250km/h, tùy thuộc địa hình.

 

 

Có 4 đội đua vào 10 chiếc xe bay sẽ tranh tài ở serie giải Grands Prix mang phong cách Công thức 1. Những chiếc xe bay không người lái được điều khiển từ mặt đât bởi các phi công có kinh nghiệm về hàng không, đua xe thể thao và thể thao điện tử.

 

 

Mục tiêu của serie xe đua bay Airspeeder là tiến tới cuộc đua của những chiếc xe bay có người lái vào năm 2022.

 

 

 

 

 

Xe đua bay đầu tiên trên thế giới, tăng tốc từ 0-90km/h nhanh như xe đua Công thức 1, đã lần đầu tiên “cất cánh” trên bầu trời

 

 

 

 

 

Cuộc thử nghiệm diễn ra tại một địa điểm bí mật trên sa mạc Nam Úc.

 

 

 

 

Chuyến bay đầu tiên diễn ra tại một địa điểm bí mật trên sa mạc Nam Úc, dưới sự giám sát của Cơ Quan An toàn Hàng Không Dân dụng Úc Đại Lợi (Civil Aviation Safety Authority). 

 

 

Mk3 Airspeeder được ra mắt từ tháng 2 năm nay. Chiếc xe đua bay nặng 130kg, có lớp vỏ làm từ sợi carbon, trang bị 8 cánh quạt – mang lại sự ổn định ngay cả trong trường hợp một cánh bị hỏng. Bộ pin của xe dễ thay thế, với cấu hình phân phối điện có thể được tinh chỉnh theo yêu cầu của cuộc đua.

 

 

Xe có thể cung cấp công suất tối đa 320kW, tương đương với một chiếc xe SUV Audi SQ7 và có thể nâng trọng lượng hơn 80kg.

 

 

Theo các chuyên gia nghiên cứu và chế tạo, chiếc Speeder có thể bay lên tới độ cao 500 mét. Nó cũng có thể bay nhanh hơn nhiều so với một chiếc máy bay cánh cố định truyền thống hoặc trực thăng, với tỉ lệ lực đẩy trên trọng lượng là 3,5, tức là gần gấp 3 lần so với chiếc F-15E Strike Eagle, một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới.

 

 

 

 

Nhóm chuyên gia và chiếc xe đua bay tại địa điểm thử nghiệm. Ảnh: Airspeeder

 

 

 

 

Tại mùa giải Grands Prix mở màn của năm nay, những chiếc xe hơi đua bay có tên “The Aviators” sẽ đua tranh với đội xe Mk3 Airspeeder. Loại xe này được trang bị 8 cánh quạt quay quanh một khoang lái trung tâm làm bằng sợi carbon. Xe có khả năng tăng tốc từ 0-90km trong 2,8 giây. Tay đua Lewis Hamilton của đội Mercedes F1 có thể tăng tốc tương tự trong khoảng 2,6 giây.

 

 

Chiếc xe bay được cấp năng lượng bởi một bộ pin lithium polymer, cho phép nó bay trong khoảng 15 phút. Mỗi cuộc đua sẽ kéo dài 45 phút, có nghĩa xe sẽ phải dừng lại ở 2 trạm để thay pin.

 

 

 

 

 

Chiếc Airspeeder chạy hoàn toàn bằng điện, điều khiển từ xa, sẽ xuất hiện trong các cuộc đua khắp thế giới trong những tháng tới.

 

 

 

 

Mỗi lần dừng sẽ mất khoảng 20 giây, tương đương thời gian dừng trung bình với xe đua Công thức 1 vào thập niên 1970. Tuy nhiên hiện tại, những đội đua Công thức 1 xuất sắc có thể thay lốp xe chỉ 2 giây.

 

 

Thành công mới của Airspeeder diễn ra hai năm sau khi một nguyên mẫu Airspeeder bị mất kiểm soát tại Sân bay Goodwood ở West Sussex (Anh).

 

 

Chiếc xe bay, được điều khiển từ xa, khi đó bay được khoảng 2,400 mét trên đường băng sân bay Gatwick thì bất ngờ rơi xuống vào tháng 6/2019.

 

 

 

 

Thiết kế của Airspeeder pha trộn giữa máy bay trực thăng, tiêm kích phản lực và xe đua Công thức 1. Ảnh: Airspeeder

 

 

 

 

Airspeeder có thiết kế pha trộn giữa máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu và xe hơi đua Công thức 1. Hiện tại, những chiếc xe đua bay này đang được sản xuất tại Adelaide, bởi công ty Alauda Aeronautics. Chi phí sản xuất hiện vẫn được giữ kín giữa công ty và các đội đua.

 

 

Matthew Pearson, người sáng lập Airspeeder và Alauda Aeronautics, cho biết: 'EXA mang đến lời hứa về một tương lai vốn chỉ được thể hiện trong khoa học viễn tưởng”.