Trạm vệ tinh mặt đất tại Alice Springs, nguồn: SBS
Lần đầu tiên tại Úc, khu đất do một tổ chức Thổ Dân làm chủ là nơi theo dõi các vệ tinh bay với quỹ đạo thấp, rồi tức khắc truyền lại các dữ kiện, để đối phó với thiên tại tại Úc. Cơ sở tại Alice Springs đã bắt đầu hoạt động hồi tháng này.
Đây là một bộ phận kỹ thuật hết sức phức tạp đã được con cháu của người Thổ Dân thiết kế, với văn hóa Thổ Dân được xem là một nền văn hóa sống động và cổ xưa nhất trên thế giới.
Ông Peter Renehan thuộc bộ tộc Arrernte, là người đứng đầu tổ chức đầu tiên của Thổ Dân, đó là Trung tâm Kỹ thuật Thích Ứng, khi làm chủ và điều hành một trạm liên lạc với vệ tinh trên mặt đất có tính cách thương mại.
Ông Peter Renehan nói “Các vùng xa xôi hay thôn quê tại nước Úc thường bị bỏ qua không được chú ý đến, thế nhưng dự án này cho thấy chúng tôi có thể làm những chương trình thực sự phức tạp, có trụ sở tại những vùng như vậy”.
Việc thực hiện này không phải là không gặp nhiều thử thách, theo sau các cắt giảm về chi tiêu của chính phủ.
Ông nói thêm “Chúng tôi thực sự phải suy nghĩ về việc làm sao có thể sống còn trong tương lai, thế nhưng một lợi thế đáng kể là chúng tôi sở hữu đất đai”.
Cơ sở này làm chủ mảnh đất cách phía nam Alice Springs 10 kí lô mét và tìm kiếm tổ chức nào có thể sử dụng nơi này.
Sau đó họ tìm thấy một trạm theo dõi vệ tinh trên mặt đất, với sự giúp sức của một đối tác toàn cầu là ViaSat.
Cơ sở này được tổ chức có tên là Doanh nghiệp Thổ Dân Úc Châu tài trợ và nay trở thành một phần của hệ thống toàn cầu, trong việc theo dõi các vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp, rồi báo cáo lại các dữ kiện thu nhận được ngay lập tức.
Nó có thể theo dõi các biến cố diễn biến nhanh chóng như cháy rừng, tràn dầu trên sông biển, lũ lụt hay sóng thần.
Trong 2 năm hoạt động, dự án mang lại công việc cho cộng đồng địa phương, chủ tịch Doanh nghiệp Thổ Dân Úc Châu là ông Eddie Fry cho biết.
Ông Eddie Fry nói “Thực sự cơ sở hạ tầng đã được các tổ chức Thổ Dân và chính người Thổ Dân xây dựng”
“Chúng tôi có đến 250 ngày nắng tốt trong một năm tại vùng Trung tâm nước Úc và chúng tôi có một vị trí hết sức độc đáo ngay giữa trung tâm nước Úc”.
Khi ông Peter Renehan nhận trách nhiệm bảo trì cơ sở này, mọi người hy vọng các công việc địa phương sẽ được cần đến.
Còn ông Eddie Fry hy vọng, nơi này sẽ tạo cảm hứng cho người dân địa phương theo đuổi một nghề nghiệp trong lãnh vực khoa học.
Ông Eddie Fry nói “Hãy tưởng tượng một điều là, nếu sau 10 năm chúng tôi đào tạo được một nhà khoa học từ nơi này, do kết quả của toàn thể công việc tại đây và người này thuộc nguồn gốc Thổ Dân”.
Trong khi các nhà khoa học Úc làm việc nhằm nâng cao cơ hội trong các kỹ nghệ có liên quan đến khoa học, tiến sĩ Sarah Pearce thuộc chương trình Nghiên cứu Không gian của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Kỹ nghệ Úc Châu hay CSIRO, tin rằng cơ sở này là một bước đi đúng hướng.
Tiến sĩ Sarah Pearce nói “Đây là một lãnh vực mà nước Úc có thể thực sự các đóng góp cho cộng đồng không gian trên toàn cầu”.
Tuy nhiên đối với ông Peter Renehan, ông tin rằng Alice Springs là một địa điểm lý tưởng lý tưởng cho một cơ sở như thế này.
Ông nói “Chúng tôi có đến 250 ngày nắng tốt trong một năm tại vùng Trung tâm nước Úc và chúng tôi có một vị trí hết sức độc đáo ngay giữa trung tâm nước Úc”.