TAFE student and aspiring police officer Jessica Aragu-Bailey with her mother Glenda Aragu. Source: SBS

 

 

Thế hệ mới của người Thổ Dân Úc hiện mong ước trở thành cảnh sát, với hy vọng sẽ hàn gắn mối quan hệ giữa cộng đồng và lực lượng cảnh sát. Con đường dẫn đến sự thay đổi này hiện được một chương trình của trường TAFE ở New South Wales đề ra, nhằm gia tăng con số Thổ Dân và dân bán đảo Torres trở thành cảnh sát trên toàn tiểu bang này.

 

Daniel Boyce 22 tuổi là thanh niên Thổ Dân thuộc bộ tộc Kamilaroi, hy vọng sẽ đi đầu trong các thay đổi thuộc lực lượng cảnh sát New South Wales.

Daniel Boyce nói  “Mối quan hệ giữa cộng đồng và cảnh sát có thể được tăng cường thêm và cải thiện tốt hơn”.

 

Anh này vừa hoàn tất chương trình huấn luyện 18 tuần lễ, mà một ngày nào đó sẽ giúp anh thực hiện chính xác những điều đã học được.

 

“Sự tôn trọng của họ là rất quan trọng trong các cộng đồng Thổ Dân, đó là điều cần nhớ số một, là chúng ta cần tôn trọng điều đó. Đây luôn là một vấn đề chính yếu trong các cộng đồng Thổ Dân”.

 

Được biết trường Tafe New South Wales tìm các đẩy mạnh con số các Thổ Dân và dân bán đảo Torres gia nhập lực lượng cảnh sát.

 

Chương trình có tên là I-Prowd liên quan đến việc tuyển mộ cảnh sát Thổ Dân được thành lập hồi năm 2008, do một người Thổ Dân thuộc bộ tộc Gamilaroi là ông Peter Gibbs.

 

Ý niện này được khởi phát sau cái chết của người em gái ông là Wendy khi bị giam giữ hồi năm 1997, tại thị trấn Brewarrina ở phía tây New South Wales.

 

Peter Gibbs nói  “Phải mất một thời gian khá lâu để tôi nhận thức được rằng, chuyện đó có thể được cải thiện trong quan hệ của chúng tôi với cảnh sát, đặc biệt tại vùng phía tây New South Wales, nơi chúng tôi có đa số người Thổ Dân ở đây".

"Thế nhưng rất ít người tìm cách trở thành cảnh sát, để hoạt động tại các cộng đồng xa xôi".

"Đó là những gì tôi đề ra để thực hiện trong nhiều năm trước và chúng tôi hiện thấy được một số thay đổi, trong thời đại tân tiến của chúng ta”.

 

Kể từ khi được thành lập năm 2008, có hơn 800 sinh viên đã hoàn tất khoá huấn luyện và hơn 150 người tiếp tục trở thành các cảnh sát viên.

 

Hoàn thành khóa học không bảo đảm được việc gia nhập vào Học Viện Cảnh sát New South Wales, thế nhưng mở đường cho một tiến trình gia nhập.

 

Ông Robert Brown, là điều hợp viên chương trình IPROWD, nói rằng, chương trình mở ra cánh cửa cho các ngành nghề khác nữa.

 

Robert Brown nói  “Nhiều sinh viên theo đuổi các vai trò khác, đó là liên lạc với cộng đồng Thổ Dân, không phải là ngành nghề mặc cảnh phục, hay dịch vụ cải huấn New South Wales và các công việc trong các bộ khác của chính phủ, rồi các hội đồng địa phương, cảnh sát liên bang Úc, lực lượng bảo vệ biên giới hay quân đội”.

 

Với chương trình kéo dài 18 tuần lễ, sinh viên sẽ được học về các kiến thức, thể dục và đào tạo về vai trò lãnh đạo.

 

Wendy Kelly nói “Nếu bọn trẻ phá cửa xông vào nhà để trộm cắp, thì cộng đồng thực sự ra tay, và giữ chúng rồi đưa ra trước những vị trưởng lão với sự tham dự của chúng tôi, vì vậy chúng tôi đều cùng nhau hành động và hành động thật tốt, kết quả là mức độ phạm tội giảm xuống”.

 

Cũng có những chú tâm về văn hóa và truyền thống Thổ Dân nữa.

 

Jessica Aragu Bailey 18 tuổi là dân bán đảo Torres là một cảnh sát viên có nhiều triển vọng.

 

Cô đang học hỏi về những bất lợi và bất bình đẳng mà cộng đồng của cô đang đối diện.

 

Jessica Aragu Bailey nói “Qua các chương trình, chúng tôi bàn về chuyện kỳ thị, chuyện giam giữ những người trẻ và tôi tìm thấy rằng việc bỏ tù những người trẻ ở mức độ cao, so với những người không phải là thanh niên Thổ Dân và rôi tin rằng khoảng cách cần được giảm bớt”.

 

7 năm trước đó, mẹ của Jessica đã tốt nghiệp chương trình IPROWD, mặc dù bà Glenda Aragu không hề theo đuổi để trở thành một cảnh sát.

 

Là một người mẹ đơn thân với 4 con, bà cho biết có một vài trở ngại.

 

Thế nhưng con gái bà hiện ở trên con đường để hoàn thành những gì mà người mẹ đã từng đặt ra.

 

Glenda Aragu nói “Quả là hết sức phấn khởi khi cháu hoàn thành mọi chuyện mà tôi đã bắt đầu, cộng đồng chúng tôi và mọi người cần giúp đỡ cho đám đông ở đây”.

 

Được biết một trạm cảnh sát chỉ toàn những người Thổ Dân trên nước Úc, là một minh chứng cho tầm quan trọng về sự hiện diện của họ.

 

Tại thị trấn xa xôi Warakurna thuộc Tây Úc, trạm chỉ có 2 cảnh sát một nam một nữ và cả hai đều là Thổ Dân.

 

Đó là cảnh sát viên ngạch Thượng sĩ là Revis Ryder và Thượng sĩ Wendy Kelly.

 

Thượng sĩ Kelly cho biết, đường lối phục vụ cộng đồng đối với cảnh sát cho thấy, đã mang đến các kết quả đáng kể.

 

Wendy Kelly cho biết “Nếu bọn trẻ phá cửa xông vào nhà để trộm cắp, thì cộng đồng thực sự ra tay và giữ chúng rồi đưa ra trước những vị trưởng lão với sự tham dự của chúng tôi, vì vậy chúng tôi đều cùng nhau hành động và hành động thật tốt, kết quả là mức độ phạm tội giảm xuống”.