Những người đồng sáng lập Lane Cove Repair Café Wendy Dwyer (trái) và Wendy Bishop. Nguồn: SBS / Spencer Austad
Các chuyên gia cảnh báo Úc đang trở thành bãi rác cho các thiết bị điện gia dụng nhập và trị giá lên tới 13 tỷ đô-la mỗi năm, phần lớn trong số đó không thể dễ dàng sửa chữa nếu bị hỏng. Một phong trào cơ sở đang cố gắng để thay đổi điều đó.
"Đây là máy duỗi thẳng tóc, hôm nay tôi không sửa được".
"Tôi khuyên bạn nên mang đến trung tâm tái chế cộng đồng”, Ian.
Ian là tình nguyện viên tại một quán cà phê sửa chữa ở Sydney.
Mặc dù lần này Ian không may mắn, nhưng khoảng 2/3 trong số 1 ngàn món đồ được mang đến Quán cà phê sửa chữa Lane Cove cho đến nay trong năm nay đã được sửa chữa.
Đồng sáng lập Wendy Dwyer cho biết, điều đó đã giúp 700 món đồ không bị chôn lấp và không chỉ có máy tạo kiểu tóc.
Wendy Dwyer nói, "Hôm nay chúng tôi sẽ sửa chữa các đồ điện gia dụng, quần áo và những thứ cần sửa chữa, đồ trang sức, đồ gốm, giày dép, túi xách và chúng tôi cũng sẽ mài các dụng cụ nữa”.
Được biết Quán cà phê có hai tầng và đông nghẹt khách viếng thăm.
Wendy cho biết một số người đã mang theo những món đồ di sản, có giá trị về mặt tình cảm đặc biệt.
Wendy nói, "Đối với những người mang theo những món đồ gia truyền mà có thể họ nhận được từ gia đình ở quê nhà, chúng tôi sẽ là một trong số ít nơi thực sự xem xét và sửa chữa miễn phí”.
Được biết bà Dwyer 73 tuổi và di cư từ Singapore.
Bà có bằng tâm lý học và sau khi làm cố vấn tại TAFE, bà đã dành 20 năm giúp những người di cư và tị nạn cải thiện kỹ năng tiếng Anh của họ.
Hiện bà là một trong những tình nguyện viên của quán cà phê sửa chữa tại Úc, và nhóm này bao gồm các kỹ sư, thợ kim hoàn và thợ may đã nghỉ hưu.
Wendy Dwyer nói, "Tôi pha cà phê cappuccino và tất cả các món ăn nhẹ tự nấu cho các tình nguyện viên và cả các quan khách tham quan".
"Khi nghỉ hưu, điều thực sự, thực sự quan trọng là tìm ra thứ gì đó mà bạn đam mê và đối với tôi, đó là tìm quán cà phê sửa chữa và tin tưởng vào những gì quán làm”.
Và cộng đồng này đang phát triển ổn định, với 112 quán cà phê đang hoạt động trên khắp nước Úc.
Phong trào này bắt đầu ở Amsterdam, với tư cách là chủ tịch của Mạng lưới sửa chữa Úc, Giáo sư Leanne Wiseman từ Đại học Griffith của Queensland giải thích.
Leanne Wiseman nói, "Phong trào Sửa chữa Cafe Quốc tế vừa kỷ niệm 15 năm thành lập, hiện có hơn 3 ngàn quán cà phê sửa chữa trên khắp thế giới tại 40 quốc gia".
"Thật tuyệt khi thấy mọi người tụ họp lại với nhau và đó thực sự là cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền, để sửa quần áo, để sửa đồ gia dụng của bạn”.
Giáo sư Wiseman cho biết, nhu cầu về các dịch vụ như thế này đang ngày càng lớn.
Giáo sư Leanne Wiseman nói, "Thị trường đồ gia dụng quốc gia trên toàn quốc Úc sẽ đạt hơn 13 tỷ đô-la vào năm 2024 và con số đó đang tăng lên hàng năm".
"Chúng ta thấy mức tiêu thụ hàng hóa và thiết bị thông minh trong nhà, tăng theo cấp số nhân". Vì vậy, máy giặt, tủ lạnh, máy nướng bánh mì, ấm đun nước, nồi chiên không dầu, tất cả những máy móc này, một khi hỏng chúng sẽ bị đưa vào bãi rác”.
Thế nhưng các bãi rác đang nhanh chóng đầy ắp, như Bridget Kennedy, ở Repair Café, đã nói "Chúng ta sẽ hết bãi chôn lấp vào năm 2030 tại khu vực Sydney rộng lớn, chúng ta cứ mua đồ rồi vứt đi".
"Chúng ta chỉ cần thay đổi chính sách về chuyến đi một chiều đến bãi chôn lấp và thực sự biến nó thành một hệ thống tuần hoàn hơn nhiều”.
Một vấn đề là nhiều thiết bị điện hiện đại, không dễ sửa chữa nếu chúng bị hỏng.
Chính phủ liên bang gần đây đã đưa ra luật mới về 'quyền sửa chữa', luật này sẽ cho phép các gia đình và doanh nghiệp được sửa chữa với mức giá hợp lý.
Đây là một phần trong nỗ lực trị giá 900 triệu đô-la, nhằm tăng năng suất.
Giáo sư Wiseman hoan nghênh hành động này.
Giáo sư Wiseman nói, "Úc tụt hậu so với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là với cải cách về quyền sửa chữa".
"Chúng tôi biết rằng, không chỉ tiết kiệm được môi trường bằng cách giảm chất thải, mà còn tiết kiệm được kinh tế, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, mà chúng ta đang phải đối mặt là rất lớn".
"Điều này sẽ có ý nghĩa gì đối với tất cả người dân Úc, không chỉ người tiêu dùng mà cả doanh nghiệp của chúng ta và có khả năng là cả nông dân và bệnh viện của chúng ta, rằng họ sẽ có thể sửa chữa những thứ họ sở hữu và mua lại sau khi sữa xong”.
Trong khi đó đối với những người ở tuyến đầu, đây là một chiến thắng đôi bên cùng có lợi, như bà Wendy Dwyer giải thích, "Tôi cảm thấy rất tự hào về công việc chúng tôi làm ở đây, thật tuyệt khi thấy mọi thứ được cứu khỏi bãi rác, mọi người thực sự tiết kiệm được tiền và sửa chữa những thứ quý giá đối với họ mà họ thực sự không muốn vứt đi, nhưng họ có thể không đủ khả năng để sửa chữa".
"Tất nhiên là với môi trường, hãy giảm thiểu những thứ được vứt bừa bãi và một tương lai tốt đẹp hơn cho cộng đồng của chúng ta”.