Hình ảnh con ve Varroa sống bám trên nhộng ong mật. Nguồn: AAP

 

AUSTRALIA - Úc hiện đã đầu hàng cuộc chiến chống lại loài ký sinh trùng ong mật. Những con ve ký sinh Varroa tiếp tục gây nguy hiểm cho quần thể ong mật, đe dọa sự thụ phấn và có khả năng làm tăng giá mật ong trong siêu thị. Việc sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt bọ ve đã vô tình gây hại cho quần thể ong ở Úc.

 

Ve Varroa là một loài ký sinh nhỏ bé nhưng lại gây ra mối đe dọa lớn cho nền nông nghiệp Úc.

 

Và bất chấp nỗ lực trị giá 100 triệu đô la, các cơ quan chính phủ đang từ bỏ nỗ lực loại bỏ loài ve Varroa, mười lăm tháng sau khi loài ký sinh trùng xâm nhập và lây nhiễm quần thể ong mật ở nước Úc.

 

Để tiêu diệt ve Varroa, thuốc trừ sâu, các tác nhân hóa học được thiết kế đặc biệt cho mục đích này đã được sử dụng.

 

Nhưng người nuôi ong và cựu chuyên gia của Bộ Công nghiệp Căn bản Bruce White nói rằng thuốc trừ sâu đã gây ra hậu quả không lường trước được, làm tổn hại đến chính những con ong mà họ muốn bảo vệ.

"Nó đã tàn phá rất nhiều người thực sự đam mê ong của họ. Ban đầu đó là điều đúng đắn nhưng theo thời gian, ngày càng có nhiều đợt bùng phát - ít nhiệt tình hơn trong việc tiêu diệt đàn ong."

 

Ông Bruce White nói rằng lời kêu gọi từ bỏ việc tiêu diệt ve Varroa lẽ ra phải đến sớm hơn nhiều.

"Lý ra tôi vì đã được học, tôi phải biết chúng lây lan nhiều sau một tháng. Tôi nghĩ rằng một quyết định sáng suốt khi đó là nên tuyên bố có dịch."

 

Ve Varroa là loài côn trùng ký sinh sống trên ong, làm suy giảm khả năng bay và giao tiếp của ong, khiến chúng dễ bị thuốc trừ sâu hơn.

 

Ít ong hơn có nghĩa là ít thụ phấn hơn, điều mà nông dân của chúng ta cần có trong việc trồng trái cây và rau quả.

 

Úc có một trong những chế độ an toàn sinh học nghiêm ngặt nhất thế giới để bảo vệ môi trường đặc biệt của chúng ta và là quốc gia sản xuất nhiều mật ong, trước khi gặp nán ve varroa.

 

Các nhà nghiên cứu như Mary Whitehouse từ Đại học Macquarie cho biết thách thức hiện tại là cố gắng hạn chế sự lây lan và chống trả.

"Những gì chúng ta cần bây giờ thực sự là một cách tiếp cận đa hướng để kiểm soát loài gây hại và cố gắng hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Bởi vì chúng là những con ve sẽ phát triển khả năng kháng thuốc nên chúng cũng có thể làm ô nhiễm tổ ong và các sản phẩm từ ong. Ngoài ra, chúng ta hiện không thể dùng thuốc trừ sâu vì đang là mùa sản xuất mật ong lớn."

 

John Roberts là nhà khoa học nghiên cứu của CSIRO. Ông cho biết cần phải làm nhiều việc hơn nữa để hỗ trợ ngành công nghiệp ong mật trị giá 14,2 tỷ đô-la.

"Ong mật là loài thụ phấn nông nghiệp có giá trị nhất của chúng ta. Có rất nhiều loài ong mật và loài thụ phấn khác cũng như các loài ong và loài thụ phấn trên khắp thế giới đang góp phần vào quá trình thụ phấn. Chúng ta không có thứ gì giống như ong mật để thực hiện quy mô thụ phấn mà chúng ta cần cho nông nghiệp."

 

Ông John Roberts cho rằng vì có quá nhiều mối đe dọa nên Varroa là loài gây hại mà chúng ta cần phải học cách chung sống.

"Ở Úc, ký sinh trùng Varroa gây khá nhiều gián đoạn. Chúng sẽ có tác động khá lớn đến quần thể ong hoang của chúng ta, nơi chúng ta nhận được rất nhiều sự thụ phấn tự do. Nhưng vì vậy, điều đó sẽ rất quan trọng để xem xét cách chúng ta có thể kiểm soát và hỗ trợ quần thể ong nuôi nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Nhưng nhìn chung, Varroa đã được xử lý trên khắp thế giới và những con ong nuôi thực sự không có nguy cơ biến mất sớm đâu."