Ảnh: Pixabay
Ai cũng biết rằng, phụ nữ từ lâu ít được đại diện trong các vai trò lãnh đạo tại nơi làm việc ở Úc. Nhưng một báo cáo mới từ Hội Đồng Đa Dạng nêu bật những rào cản mà phụ nữ có nguồn gốc sắc tộc phải đối mặt và kêu gọi các nhà tuyển dụng nên thực hiện vấn đề tốt đẹp hơn.
Bà Turkan Aksoy 50 tuổi, luôn tự hào về nền văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ của mình.
Thế nhưng trong phần lớn cuộc đời làm việc của mình, bà cảm thấy không có chỗ cho điều đó ở nơi làm việc.
Bà Turkan Aksoy nói “Ở quê hương, tôi có một nền giáo dục rất Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng một khi đi học hoặc đi làm, thì đó là hai thế giới hoàn toàn khác biệt nhau".
"Vì vậy khi ở trong nhà, tôi sẽ cư xử rất Thổ Nhĩ Kỳ, như nghe âm nhạc Thổ Nhĩ Kỳ, ăn các món ăn Thổ Nhĩ Kỳ của tôi và tôi yêu nền văn hóa của mình".
"Nhưng một khi tôi bước vào khu vực trường học hoặc môi trường làm việc, phần lớn điều đó không thực sự được phản ánh điều đó”.
Là một nhân viên y tế cộng đồng làm việc 25 năm tại Sydney, bà cũng được xác định là bị rối loạn thần kinh, đã đến Úc cùng gia đình khi còn nhỏ.
Bà nói rằng, đặc biệt là trong thời gian đầu sự nghiệp của mình, bà luôn cảm thấy áp lực phải thay đổi hoặc kìm nén con người của mình, để phù hợp và thăng tiến bản thân một cách chuyên nghiệp.
“Tôi là thành viên duy nhất trong số anh chị em của mình chưa đổi tên trong khi tất cả anh chị em của tôi đã đổi tên sang tiếng Anh".
"Vì vậy, bạn tự đặt câu hỏi là, liệu có chỗ cho bản sắc văn hóa của bạn trong những không gian này không và vì vậy, tôi sẽ bắt đầu ăn mặc theo một cách nhất định".
"Bạn biết đấy, đã có rất nhiều lần tôi nhuộm và duỗi tóc".
"Tôi đã đeo kính áp tròng, đã làm trắng da của mình, bạn biết không?".
"Tôi đã chắc chắn rằng khi tôi nói, tôi phát âm mọi thứ một cách thực sự rõ ràng".
"Bởi vì bằng cách nào đó, có một trọng âm nào đó, đồng nghĩa với việc không chuyên nghiệp”.
Kinh nghiệm của bà Aksoy tương tự như nhiều tài liệu, được ghi lại trong một báo cáo mới từ Hội đồng Đa dạng của Úc, được phát hành trùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ, nhằm ngày mùng 8 tháng 3 hôm nay.
Phúc trình tìm cách làm nổi bật sự vắng mặt của phụ nữ từ các nguồn gốc khác nhau, trong vai trò lãnh đạo tại nơi làm việc ở Úc.
Các tác giả của báo cáo sử dụng từ viết tắt, C-A-R-M hoặc CARM, viết tắt của cụm từ ‘Bị gạt ra ngoài lề về văn hóa và chủng tộc’, để mô tả những phụ nữ ở trung tâm của cuộc nghiên cứu.
Họ đã khảo sát và tiến hành các nhóm tập trung với hơn 370 phụ nữ CARM, để tìm hiểu thêm về trải nghiệm của họ, khi giao thoa giữa giới tính và chủng tộc, diễn ra như thế nào tại nơi làm việc.
Giám đốc Giáo dục Thành viên của Hội đồng Đa dạng, Tiến sĩ Virginia Mapedzahama là tác giả chính của báo cáo cho biết “Chủng tộc và giới tính thực sự là hai loại thiệt thòi lớn có thể kết hợp và hành động cùng nhau".
"Khi mọi người trải qua những loại thiệt thòi đó, sự phân biệt đối xử sẽ tăng lên".
"Vì vậy, chúng tôi đã xem xét sự đại diện của họ, trong vai trò lãnh đạo ở Úc và nghiên cứu của chúng tôi cho thấy họ không được đại diện và vẫn còn rất ít được đại diện trong vai trò lãnh đạo ở Úc”.
Sau một thập niên thúc đẩy bình đẳng giới, phụ nữ hiện chiếm 46% thành viên hội đồng quản trị của Úc, mặc dù con số này khác nhau giữa các lãnh vực.
Thế nhưng phụ nữ có nguồn gốc không phải người Anh, đảm nhận những vai trò này ít hơn nhiều, chỉ chiếm 5,7% thành viên hội đồng quản trị.
Mặc dù đại đa số phụ nữ trong nghiên cứu báo cáo rằng, họ có tham vọng đảm nhận các vai trò cấp cao hơn trong công việc.
78% cho biết, họ muốn thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cấp cao, trong khi 97% tin rằng họ có những đóng góp giá trị cho tổ chức của mình.
Tiến sĩ Virginia Mapedzahama một lần nữa cho biết.
“Hầu hết những phụ nữ mà chúng tôi nói chuyện trong cuộc khảo sát này, hoặc những người đã trả lời khảo sát của chúng tôi, họ đều rất tham vọng, rất có năng lực và họ muốn làm điều đó".
"Bạn biết đấy, dường như mọi thứ đều tốt cho họ đảm nhận những vai trò lãnh đạo này".
"Nhưng có tất cả những điều này đã ngăn cản họ, đảm nhận những vai trò đó và những điều đó liên quan đến việc họ bị gạt ra ngoài lề xã hội do giới tính cũng như chủng tộc của họ".
"Vì vậy, đó không chỉ là một vấn đề duy nhất”.
Trong số những rào cản mà phụ nữ cho biết phải đối mặt, là phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính, tại nơi làm việc.
Có 65% cảm thấy họ bị bỏ qua hoặc không được coi trọng, trong khi con số tương tự đồng ý rằng, phụ nữ có nguồn gốc đa dạng CARM có ít cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, hơn những phụ nữ khác.
Hai phần ba phụ nữ cảm thấy, họ cần phải 'làm trắng' để vượt lên, được biết là ‘việc chuyển đổi’.
Tiến sĩ Virginia Mapedzahama nói “Vì vậy, một trong những người tham gia đã thực sự nói điều đó theo cách thực sự gây được tiếng vang, ngay cả với tôi với tư cách là một phụ nữ CARM tức bị phân biệt chủng tộc và văn hóa".
"Họ nói, chuyện này giống như là một con tắc kè hoa, phải không? Bạn biết đấy, hòa nhập chỉ là có thể thay đổi một hoặc hai điều nhỏ về bản thân".
"Đây là về việc trở thành một con tắc kè hoa, bạn phải ngụy trang bản thân, để cạo bỏ những khía cạnh của bản thân, thay đổi cơ bản con người của mình, để được ở trong không gian này".
"Đã có quá nhiều không gian tinh thần bị chiếm dụng, có quá nhiều lao động cảm xúc".
"Điều đó làm mất thời gian cho những thứ khác, mà mọi người có thể tập trung vào những gì họ có thể làm, để phát triển sự nghiệp của họ”.
Trong khi đó bà Rozalina Sarkezians là một trong những phụ nữ tham gia nghiên cứu.
Bà là một người Armenia theo đạo Tin Lành, sinh ra ở Iran và đến Úc tị nạn, khi còn ở tuổi thiếu niên.
Bà làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe được hai thập niên và đang quản lý công việc kinh doanh của riêng mình.
Bà nói chuyển đổi là thứ mà bà đã thực hành trong suốt sự nghiệp của mình, đặc biệt là từ rất sớm.
“Luôn có những cuộc trò chuyện về những gì xác định, sự phù hợp về văn hóa trong một công ty".
"Và một lần nữa, phần lớn thời gian của tôi trong thời kỳ đầu trong sự nghiệp của mình liên quan đến việc, phải đi uống rượu vào tối thứ Sáu và nói chuyện thể thao, không cái nào trong số đó liên quan đến tôi theo bất kỳ cách nào và không thể hiện con người thật sự của tôi”.
Một phát hiện khác của nghiên cứu là phụ nữ CARM cảm thấy, họ phải chịu một tiêu chuẩn cao hơn, so với các đồng nghiệp nữ của họ.
85% cảm thấy họ phải làm việc chăm chỉ gấp đôi, để được đối xử hoặc đánh giá tương tự, điều mà bà Sarkezians đã trực tiếp trải nghiệm.
Bà Rozalina Sarkezians nói “Tôi đoán là bạn gặp phải rào cản kép, khi được cân nhắc cho các vai trò lãnh đạo, với tư cách là một phụ nữ có nền tảng văn hóa đa dạng".
"Vì vậy trong sự nghiệp của mình, tôi hầu hết thời gian với những vai trò cấp dưới hơn".
"Tôi cảm thấy mình phải làm việc gần như gấp đôi lượng thời gian đó và nhận gấp đôi số lượng dự án, với tư cách là đối tác của tôi ở các vai trò tương tự, để được công nhận và thăng chức”.
Phúc trình đưa ra một số khuyến nghị, bao gồm cả việc các nơi làm việc áp dụng lăng kính phân biệt chủng tộc, đối với các chính sách bình đẳng giới, để chắn chắn chúng mang lại lợi ích bình đẳng, cho tất cả nữ nhân viên.
Phúc trình cũng đề nghị các biện pháp như: đặt mục tiêu cho vai trò lãnh đạo, xây dựng hiểu biết về chủng tộc tại nơi làm việc và thu hút phụ nữ CARM tham gia xây dựng chính sách.
Bà Claire Braud là Giám đốc Điều hành của Women on Boards Australia.
Bà nói rằng, nơi làm việc sẽ được hưởng lợi từ việc tăng cường sự đa dạng trong các vị trí lãnh đạo, thế nhưng còn rất nhiều việc phải làm.
“Khi bạn nghĩ rằng, 51% người dân ở đất nước này thuộc thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai, hoặc thực tế là họ mới đến đây và đó là một dân số lớn".
"Có rất nhiều người làm việc trong các doanh nghiệp của chúng tôi, làm việc trong cộng đồng của chúng ta, làm việc trong chính trị, làm việc trong nhiều, nhiều lãnh vực khác nhau".
"Vì vậy điều thực sự quan trọng, là tiếng nói của tất cả những người này trên thực tế được lắng nghe, được hiểu và được đánh giá cao”.
Còn bà Turkan Aksoy cho biết trong suốt sự nghiệp của mình, mọi thứ đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn và giờ đây bà cảm thấy thoải mái hơn, khi tiếp nhận văn hóa của mình tại nơi làm việc.
Bà nói “Giống như ngày hôm nay, tôi rất tự hào khi nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ của mình".
"Tôi sẽ nói 'merhaba' hay 'xin chào', tại một cuộc họp hoặc liên kết Teams hay Zoom".
"Tôi thực sự tự hào về việc tôi nói được ngôn ngữ thứ hai, tôi bảo đảm mọi người nhìn thấy và biết điều đó, bởi vì đó là việc tạo ra những khoảng không gian, khắc ghi những khoảng trống đó để nói rằng, ‘Vâng, tôi cũng thuộc về’.
"Tôi là một phần của quá trình này và tôi muốn trở thành đồng tác giả, đồng thiết kế, hoặc để đảm bảo rằng, tôi được tham gia vào các tiến trình mà chúng tôi tạo ra cho nhau và cho cả chính chúng tôi”.