Martin Westwell cho biết ông "vô cùng thất vọng" trước những báo cáo về phân biệt chủng tộc. (ABC News)

 

NAM ÚC - Người đứng đầu bộ giáo dục Nam Úc đã  chỉ trích  sự "leo thang" về phân biệt chủng tộc nhắm vào nhân viên Người Thổ dân, mà theo ông là do "giọng điệu" của cuộc tranh luận trưng cầu dân ý The Voice gây ra.

 

Trong một thư điện tử gửi cho nhân viên vào hôm ngày 7/09, giám đốc điều hành Bộ Giáo dục, Martin Westwell, cho biết ông “vô cùng thất vọng” trước các báo cáo rằng một số nhân viên Người Thổ dân đã từng bị phân biệt chủng tộc trước cuộc trưng cầu dân ý cho The Voice (cơ quan Tiếng nói) tại Nghị viện vào tháng Mười.

 

Ông Westwell nói trong thư điện tử: “Dự kiến rằng, với tư cách cá nhân, chúng tôi sẽ tham gia và thảo luận một cách tôn trọng về cuộc trưng cầu dân ý”.

"Gần đây, việc được tôn trọng lại không phải là việc diễn ra đối với một số nhân viên Người thổ dân.”

“Tôi vô cùng thất vọng khi biết rằng giọng điệu và cường độ của cuộc tranh luận trưng cầu dân ý đã dẫn đến sự leo thang về tình trạng phân biệt chủng tộc mà các đồng nghiệp Người Thổ dân của chúng tôi phải trải qua tại nơi làm việc.”

 

Ông Westwell nói rằng hành vi này sẽ không được dung thứ và tất cả nhân viên đều có "quyền làm việc trong một môi trường an toàn, hòa nhập và tôn trọng".

Ông nói “Điều quan trọng là chúng ta phải làm việc cùng nhau để có được những điều tốt đẹp nhất có thể trong suốt thời gian này,”

"Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và thanh thiếu niên, những người coi chúng ta là hình mẫu."

 

Lá thư điện tử gởi cho mọi người trong toàn bộ giáo dục Nam Úc cũng nhắc nhở giáo viên và nhân viên hỗ trợ không ủng hộ - hoặc tỏ ra ủng hộ - rằng học sinh "có quan điểm cụ thể" với cơ quan The Voice trước Nghị viện.

 

 

 

Martin Westwell không nêu chi tiết ông đã nhận được bao nhiêu báo cáo về phân biệt chủng tộc. (ABC News: Sarah Mullins)

 

 

Trả lời câu hỏi của ABC, ông Westwell không nêu chi tiết có bao nhiêu báo cáo về phân biệt chủng tộc mà bộ giáo dục đã nhận được cũng như bản chất của các khiếu nại.

 

Tuy nhiên, ông cho rằng một báo cáo "là đã quá nhiều".

 

Ông nói trong một tuyên bố với ABC: “Tôi nhận thấy sự gia tăng các ý kiến phân biệt chủng tộc cả trên nền tảng truyền thông xã hội và kinh nghiệm thực tế của chúng tôi trong những tuần gần đây và cảm thấy rõ ràng rằng một báo cáo là đã quá nhiều”.

"Bộ Giáo dục có một quy trình bắt buộc đối với các khiếu nại của nhân viên nhằm hỗ trợ, bảo mật và công bằng về mặt thủ tục."

 

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Giáo dục, Blair Boyer, nói rằng phân biệt chủng tộc không có chỗ đứng trong trường học hoặc nơi làm việc ở bất kỳ đâu trên khắp đất nước.

 

Ông Boyer nói: “Các cuộc thảo luận xung quanh cuộc trưng cầu dân ý rất quan trọng, đặc biệt xét đến tầm quan trọng quốc gia của một sự kiện như vậy, nhưng chúng cần được tiến hành một cách tôn trọng”.