Công ty giao dịch Nhật Bản muốn có được bí quyết bằng việc tham gia cổ phần với công ty địa phương ở Úc.

 

 

Công ty Australian Integrated Carbon đưa ra hướng dẫn cho nông dân chăn nuôi gia súc về cách trồng lại  thảm thực vật bản địa bị mất do khai thác rừng hoặc chăn thả gia súc quá mức. (Ảnh do AI Carbon cung cấp)

 

 

 

 

Công ty thương mại Nhật Bản Mitsubishi đang tham gia thị trường buôn bán khí thải carbon của Úc thông qua một công ty chuyên nghiệp trong lãnh vực này ở Úc đang giúp nông dân biến đất chăn thả gia súc trở lại thành rừng bản địa, tìm ra các bài học để công ty Nhật Bản có thể áp dụng vào khu vực  Bắc Mỹ.

 

 

Công ty có trụ sở tại Tokyo  đã mua lại 40% cổ phần của công ty Australian Integrated Carbon (AI Carbon) với số tiền không được tiết lộ, trở thành cổ đông lớn nhất.

 

 

Công ty AI Carbon cung cấp hướng dẫn cho nông dân chăn nuôi, chỉ cho họ cách trồng lại thảm thực vật bản địa bị mất do khai thác rừng hoặc do chăn thả gia súc quá mức. Các kỹ thuật cải thiện gồm có bao hàng rào một khu vực lại và kiểm soát đàn gia súc. Việc trồng lại (regrowth) thảm thực vật bản địa đòi hỏi ít chi phí hơn so với việc cải thiện đất (revegetation).

 

 

Cải thiện đất bằng sức người là một phương pháp luận có căn cơ ổn định ở Úc. Nó áp dụng các phương pháp mới đối với quản lý đất đai để tạo điều kiện cải thiện đất các vùng rừng nguyên sinh đã bị mất trong vài thế kỷ qua do khai phá và chăn thả quá mức. Lượng khí carbon (CO2) được lưu trữ trong các khu rừng tái sinh được Chính phủ Úc chính thức chứng nhận là Đơn Vị Đo Lường Tín dụng Các-bon Úc - Australian Carbon Credit Units. Công ty AIC đặt mục tiêu thu được lượng phát thải khí carbon (CO2) toàn cầu lên 100 triệu tấn thông qua danh mục đầu tư ngày càng tăng của mình.

 

 

Kể từ năm 2015, Chính phủ Úc đã đóng góp hơn 4,5 tỷ Úc kim để thành lập thị trường đấu giá tín dụng carbon quốc gia, quy mô của thị trường này đã đạt 16 triệu tấn CO2 vào năm 2020, và ngày nay là một trong những thị trường mua bán Tín dụng Carbon lớn nhất trên thế giới. Chính phủ Úc đang khuyến khích các hoạt động tái sinh rừng bằng sức người (hunam-induced regeneration) vì, ngoài khả năng khả thi và chi phí cạnh tranh hơn so với các phương pháp khử cacbon khác, chúng còn mang lại lợi ích cho nông dân thông qua sự đa dạng hóa doanh thu, sự cải thiện đất và bảo tồn đa dạng sinh học. Những hoạt động này được coi là quan trọng để đạt được các mục tiêu khí hậu của Úc như đã đề ra trong Hiệp Định Paris (Paris  Agreement).

 

 

 

Trong khi Tập đoàn Mitsubishi (MC) vẫn cam kết nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, MC cũng tự hào không kém khi hỗ trợ công việc tái sinh rừng và các dự án cô lập khí carbon quy mô lớn khác dành riêng cho quá trình khử cacbon trên hành tinh Trái đất.

 

 

MC rất vui mừng về việc tận dụng khoản đầu tư này vào công ty AI Carbon để tìm hiểu thêm về các dự án tái sinh rừng có tính cạnh tranh, và, giúp cho công việc này được lớn mạnh trên khắp nước Úc và các khu vực khác trên thế giới. Khoản đầu tư này phù hợp với các mục tiêu bền vững chính yếu của tập đoàn MC, bao gồm “chuyển đổi sang một xã hội phát thải các-bon thấp” và “cùng phát triển với các cộng đồng địa phương”.