Một cuộc biểu tình của một nhóm các Bác sĩ Môi trường bên ngoài Tòa  Nghị Viện ở thủ đô Canberra. Nguồn: AAP / LUKAS COCH

 

AUSTRALIA - Một phái đoàn gồm hàng trăm bác sĩ đã tụ tập tại Canberra, để phản đối các dự án nhiên liệu hóa thạch ở Vùng Lãnh thổ Bắc Úc, có thể gây rủi ro sức khỏe đáng kể cho người dân địa phương Darwin. Các kế hoạch khai thác dầu tại Lưu vực Beetaloo và trung tâm công nghiệp Middle Arm, tạo thành hai trụ cột chính trong chiến lược kinh tế dẫn đầu về khí đốt của lãnh thổ. Nhưng Người đứng đầu Lãnh thổ phía Bắc Natasha Fyles nói rằng, lợi ích kinh tế từ dự án sẽ cho phép lãnh thổ chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trong tương lai.

 

Các bác sĩ đã tập trung về Canberra cho một cuộc biểu tình mang tính bước ngoặt, chống lại các dự án nhiên liệu hóa thạch mà các chuyên gia y tế cho rằng, có nguy cơ biến Darwin và lưu vực Beetaloo thành điểm nóng về dịch bệnh.

 

Hàng trăm chuyên gia y tế đã tham gia cùng bác sĩ nhi khoa, Louise Woodward, ở thủ đô nước Úc, bà đang cầu xin các chính trị gia thừa nhận những gì đang bị đe dọa, nếu họ không ngừng khai thác trong lưu vực.

 

Bà nói rằng, nếu chính phủ không từ bỏ kế hoạch chi 1,5 tỷ đô-la tiền thuế cho nhà máy chế biến khí đốt và hóa dầu Middle Arm ở cảng Darwin, nó sẽ có những tác động đáng kể đến sức khỏe đối với người dân địa phương.

Bác sĩ Louise Woodward nói “Tôi đang ở Canberra với một phái đoàn gồm các bác sĩ nhi khoa và phụ huynh, cũng như các chuyên gia y tế từ khắp đất nước, để gửi một lá thư cho Thủ tướng Albanese với gần 2300 chuyên gia y tế ký vào, yêu cầu ông xem lại dự án ‘Middle Arm’ và ‘Beetaloo’.

"Hãy ngừng trợ cấp liên bang cho Middle Arm, do ảnh hưởng sức khỏe đối với trẻ em và những người dễ bị tổn thương”.

 

Kiến nghị chỉ ra một số nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ em sống gần các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Hoa Kỳ, có tỷ lệ khuyết tật và bệnh tật cao hơn đáng kể.

 

Họ yêu cầu Thủ Tướng Anthony Albanese can thiệp, ngăn chặn việc khai thác và ngừng tài trợ cho trung tâm công nghiệp gây tranh cãi, nơi được thiết lập để xử lý khí đốt từ lưu vực và sản xuất hóa dầu.

 

Tiến sĩ Kate Wylie là một bác sĩ có trụ sở tại Adelaide, đồng thời là Giám đốc Điều hành của Bác sĩ Môi trường Úc.

 

Bà nói rằng, dữ liệu khoa học mới nhất chỉ ra những rủi ro sức khỏe rất rõ ràng, đối với bất cứ ai sống gần các cơ sở chế biến Middle Arm.

Bà Kate Wylie nói “Khi nói đến loại tác hại sức khỏe trực tiếp mà chúng ta biết rằng, các cơ sở xử lý khí và các dự án nhiên liệu hóa thạch sẽ gây ra những thứ như ô nhiễm không khí, có liên quan đến các biến chứng thai kỳ như sẩy thai, trẻ sơ sinh nhẹ cân".

"Chúng ta đang nói về tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, như dị tật ống thần kinh, dị tật tim, chúng ta đang nói về ung thư ở trẻ em".

"Chúng tôi biết rằng, những người trong bán kính 5 kí lô mét từ một cơ sở hóa dầu như họ sẽ có với ‘Middle Arm’, có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn tới 30% ".

 

Phái đoàn các bác sĩ tham gia tại Canberra được dân biểu độc lập và nhà thần kinh học nhi khoa Monique Ryan, cũng như thượng nghị sĩ độc lập David Pocock.

 

Ông Pocock nói rằng khoản đầu tư của Middle Arm cho thấy, chính sách khí hậu của chính phủ đã không được cải thiện đáng kể, so với chiến lược của chính phủ Morrison trước đây.

Ông David Pocock nói "Chúng tôi có một chính phủ được bầu dựa trên lời hứa hành động vì khí hậu và chúng tôi đã thấy họ làm ở mức tối thiểu".

"Chính phủ Albanese đã đón nhận sự phục hồi khí đốt của ông Scott Morrison và chạy theo nó".

"Là một quốc gia đang nhìn thấy tác động của biến đổi khí hậu, xin hãy nghe các nhà khoa học cầu xin chúng ta hành động, chúng ta đã có một chiến lược khí đốt trong tương lai".

"Chúng ta có 1,5 tỷ đô la tiền thuế của người dân sẽ được chuyển đến một dự án sẽ biến Darwin thành con hẻm ung thư rất riêng biệt của Úc”.

 

 

Chính phủ đảng Lao động Vùng Lãnh thổ Bắc Úc cũng như chính phủ liên bang, rất muốn đóng khung cơ sở Middle Arm là cái mà họ gọi là ‘khu vực phát triển bền vững’, loại bỏ các đề cập đến chế biến hóa dầu khỏi trang web của họ, vào tháng Mười Một năm rồi.

 

Họ lập luận rằng, việc xử lý hóa dầu chỉ là một khía cạnh tiềm năng của nhà máy và đó là một giải pháp kinh tế ngắn hạn, để cho phép khu vực cuối cùng chuyển sang các lựa chọn thay thế năng lượng xanh và tái tạo hoàn toàn trong tương lai.

 

Tuần trước, Người Đứng Đầu Lãnh thổ Bắc Úc, bà Natasha Fyles nói với Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia rằng, cơ sở Middle Arm rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của lãnh thổ và bà tin rằng, phần lớn những lời chỉ trích là đạo đức giả.

Bà Natasha Fyles nói "Đây là đẳng cấp thế giới và cung cấp một nguồn việc làm khác, khi chúng tôi thực hiện tiến trình chuyển đổi năng lượng".

"Cho dù đó là khí đốt tự nhiên trong tương lai gần, hay khoáng sản quan trọng, năng lượng mặt trời, hydro và các ngành công nghiệp khác trong dài hạn".

"Thật tệ khi được giảng dạy từ những người sống trên các bãi biển phía bắc Sydney, hoặc ở vùng ngoại ô phía đông Melbourne, về những công việc mà người dân vùng lãnh thổ có thể hoặc không thể có".

"Nhưng bỏ túi một sự phát triển hỗ trợ không và giảm lượng khí thải, từ một nơi áp đảo bằng than và dầu à?".
 

"Thật là đạo đức giả một cách khéo léo".

 

Tiến sĩ Woodward, người sống và làm việc tại Bắc Úc cho biết, đã vài tháng kể từ khi bà viết thư cho bà Bộ trưởng, cầu xin bà xem xét lại fracking ở vùng Beetaloo.

 

Được biết có khoảng 90% bác sĩ nhi khoa của vùng lãnh thổ, đã ký bức thư gửi bà Fyles, cũng như bức thư thứ hai gởi đến Thủ Tướng.

 

Tiến sĩ Woodward nói rằng, những lời chỉ trích của bà Fyles đối với những người chống đối từ các tiểu bang miền Nam, đã phớt lờ sự phản đối kịch liệt từ các cộng đồng địa phương, quan tâm đến sức khỏe của chính họ.

"Tôi hoàn toàn không đồng ý, vì cộng đồng ở Darwin và trong các khu vực đã liên tục từ chối các dự án nhiên liệu hóa thạch và cộng đồng rất quan tâm".

"Chúng tôi thực sự đã liên lạc với chính trị gia liên bang, vì các chính trị gia của chúng tôi ở N-T không lắng nghe”, Louise Woodward.

 

Tiến sĩ Wylie, người đã tham gia cùng Tiến sĩ Woodward tại quốc hội cho biết với tư cách là một bác sĩ, bà cảm thấy nhiệm vụ của mình là gióng lên hồi chuông cảnh báo, bao gồm cả những ảnh hưởng của dự án đối với khí hậu.

"Khi tôi thấy một dự án như thế này mà tôi biết sẽ trực tiếp gây hại cho người dân địa phương, tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của tôi là phải cố gắng làm điều gì đó về nó".

"Ngoài ra còn có nguy cơ sức khỏe rộng lớn hơn, đó là biến đổi khí hậu và bây giờ, biến đổi khí hậu là vấn đề sức khỏe lớn nhất, mà nhân loại phải đối mặt, tôi không thể ngồi nhìn điều đó xảy ra mà không cố gắng hết sức".

"Tôi có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của người dân Úc và tôi thực sự muốn chính phủ của chúng ta thực hiện nghĩa vụ chăm sóc của mình, để quan tâm đến người dân Úc".

"Thật không may tôi không nghĩ rằng họ đang làm điều đó, bởi vì họ đang cho phép các dự án này được tiến hành".