(Ảnh: SBS)

 

AUSTRALIA -  Từ lâu Tổng trưởng Nội vụ Clare O'Neil cho rằng, hệ thống di trú của đất nước có nhiều thiếu sót và không cung cấp những gì Úc cần. Giờ đây Ngân sách liên bang đưa ra những thay đổi, đối với hệ thống cứu xét thị thực của Úc bao gồm cả việc tăng phí nộp đơn, thế nhưng có lo ngại về ý nghĩa của những thay đổi đó.

Bà Clare O’Neil nói “Nền kinh tế của chúng ta đang bị kẹt trong lối mòn năng suất và người Úc phải gánh chịu hậu quả, do đó vấn đề di dân có thể giúp thay đổi điều đó".

"Chúng ta là quốc gia phát triển, hầu như chịu rủi ro cao nhất do khí hậu ấm lên, nhưng cũng là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ chuyển đổi sang nền kinh tế bằng không".

"Nhưng chúng ta cần các di dân có kỹ năng, để giúp chúng ta có thể làm được điều đó”.

 

Đó là lời Tổng trưởng Nội vụ Claire O'Neil, khi đưa ra bài hùng biện của chính phủ tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia vào tháng trước.

 

Từ lâu bà lập luận rằng, hệ thống di cư của Úc hoạt động không hiệu quả.

 

Tổng Trưởng Ngân Khố Jim Chalmers cho biết “Đây là những nền tảng mà chính phủ của chúng ta đang xây dựng, nên một nền kinh tế mạnh hơn và một xã hội công bằng hơn”.

 

Thế nhưng vào đêm trình ra bản Ngân sách, có vẻ như những gì đã được công bố, thậm chí còn ít hơn so với hiện trạng.

 

Lệ phí nộp đơn đang tăng lên, hầu hết các thị thực tăng ít nhất 6 phần trăm, bên cạnh Chỉ số giá Tiêu Thụ CPI gia tăng.

 

Kể từ ngày 1 tháng 7, Chương trình định cư vĩnh viễn sẽ bao gồm 190 ngàn suất, giảm hơn so với năm rồi.

 

Được biết 70% chỗ sẽ dành cho công nhân lành nghề, nhưng đó cũng là một sự suy giảm so với con số của năm ngoái.

 

Người đứng đầu Dịch vụ Di trú BDO tại Úc và trên toàn cầu là bà Maria Jockel nói rằng, bà không chắc chính phủ đang cố gắng đạt được điều gì với những con số đó.

Bà nói “Tôi nghĩ rằng tôi đang bối rối".

"Có rất nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, như đăng quảng cáo về hội nghị thượng đỉnh việc làm và kỹ năng, điều này vẫn tiếp tục về tầm quan trọng của việc chúng tôi giải quyết các nhu cầu về lực lượng lao động của mình".

"Chúng tôi là một công ty nhỏ trên một lục địa rộng lớn và dân số của chúng ta không đủ lớn, để đáp ứng những nhu cầu đó".

"Vì vậy tôi đang vật lộn với ý định của chính phủ, trong việc giải quyết tình trạng thiếu kỹ năng mang tính hệ thống này”.

 

Ngoài ra số giờ mà những người có Visa Sinh viên có thể làm việc, cũng đang được sửa đổi.

 

Các giới hạn đã được gỡ bỏ trong đại dịch, nhưng giới hạn sẽ được khôi phục sau 48 giờ mỗi hai tuần, được xem là gia tăng so với giới hạn 40 giờ trước đại dịch.

 

Điều đó dẫn đến lo ngại rằng, nhiều sinh viên quốc tế sẽ không thể tự trang trải cuộc sống hiện tại.

 

Abigail đến từ Philippines cho biết, cô và nhiều người khác phải phụ thuộc vào tiền lương toàn thời gian.

Cô nói "Cộng đồng các trường học quốc tế, có rất nhiều lo lắng chung quanh những thay đổi, điều đó chỉ phản ánh chi phí sinh hoạt".

"24 giờ là không đủ và sẽ không tạo ra mức lương đủ sống cho hầu hết các gia đình, ngay cả đối với một cá nhân”.

 

Trong khi đó một số doanh nghiệp cũng cảnh giác, với một số chủ nhân nói rằng họ đang đối phó với tình trạng hai tiêu chuẩn.

 

Đồng thời với việc một số nhân viên thời vụ sẽ cần cắt giảm giờ làm, giám đốc Wes Lambert của Hội đồng các Tổ chức Doanh nghiệp Nhỏ Úc cho biết, mức lương tối thiểu dành cho những người lao động thường trực theo ‘Visa Di dân có tay nghề’ đang được tăng lên đáng kể.

“Lương tối thiểu tăng gần 30 phần trăm lên 70 ngàn đô-la và điều này chắc chắn sẽ tác động rất mạnh đến các doanh nghiệp nhỏ".

"Vì vậy, chắc chắn điều này sẽ được chuyển sang giá cả của mọi thứ".

"Trong ngành khách sạn đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong giá thực đơn trong vài năm qua, điều này chắc chắn sẽ tiếp tục được chuyển sang người tiêu dùng và có khả năng ảnh hưởng đến con số lạm phát của chính phủ”.

 

Đó là một điểm đã được Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton nắm bắt, khi lập luận rằng không có kế hoạch nào về nơi những di dân có thể sống, giữa cuộc khủng hoảng nhà ở.

Ông Peter Dutton nói “Các nhà kinh tế chỉ ra rằng, đây là một chương trình di dân không có kế hoạch và sẽ gây lạm phát".

"Nó sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và tại sao Tổng trưởng Ngân Khố không đề cập đến điều này, trong bài phát biểu của mình tối qua?".

 

Nhận xét của ông Dutton, đã thúc đẩy phản ứng từ Thủ tướng Anthony Albanese. Ông nói "Thực tế là di dân sẽ cao hơn, với những con số của họ".

 

"Tổng trưởng Bộ Nội vụ đã có một bài phát biểu tuyệt vời tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, nơi bà ấy đã vạch ra tất cả những điều này”.

 

Chính phủ cho biết đang nghiên cứu một chiến lược di cư mới, sẽ được công bố vào cuối năm nay.

 

Lao động cho rằng, mục đích tài trợ trong Ngân sách là để củng cố hệ thống di dân, giảm bớt tình trạng thiếu kỹ năng quan trọng của đất nước và xây dựng lực lượng lao động có năng suất hơn.