HÌNH ẢNH NGƯỜI MẪU ĐÓNG Ảnh hồ sơ ngày 03/09/2015 của một phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm. Hơn 50 dự án của Scotland nhằm giảm bớt sự cô đơn sẽ nhận được một phần của quỹ mới để tiếp tục chống lại sự cô lập xã hội. Quỹ Cô đơn và Cô đơn Xã hội, do Impact Funding Partners thay mặt Chính phủ Scotland quản lý, sẽ giúp cải thiện cuộc sống của một số người dân bị cô lập nhất ở Scotland. Ngày phát hành: Thứ Sáu, ngày 21 tháng 7 năm 2023.. Tài trợ sẽ được triển khai cho các tổ chức bao gồm Nhà thờ Tu viện Dunfermline, Quỹ tín thác cộng đồng Fife Big Hearts và Nhóm tình nguyện Caithness ở Cao nguyên Scotland. Xem câu chuyện PA SCOTLAND Cô đơn. Nguồn ảnh nên đọc: Dominic Lipinski/PA Wire Tín dụng: Dominic Lipinski/PA/Alamy
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cô lập và cô đơn trong xã hội có thể là nguyên nhân sâu xa của một số tình trạng sức khỏe. Và mặc dù sự cô lập xã hội và sự cô đơn nghe có vẻ giống nhau, các chuyên gia y tế cho rằng có những khác biệt quan trọng
Xung quanh mình đầy nhưng vẫn cảm thấy bị cô lập và mất kết nối... đó là cảm giác mà ngày càng nhiều người chia sẻ về tình cảnh của họ.
Giáo sư Ian Hickie làm việc tại Trung tâm Trí não tại Đại học Sydney.
"Có những người trên thế giới đi đến những nơi có người ở, nhưng họ thiếu sự kết nối cảm xúc, sự tương tác với người khác đáng kể. Họ không cảm thấy hòa vào được với người khác và họ cảm thấy mình tách rời ra và không kết nối được với xung quanh. Chúng ta có thể có những sinh viên đang theo học đại học, bước vào một môi trường có 20.000 người và cảm thấy họ không biết ai và không ai quan tâm đến họ. Và rồi thì họ nói rằng họ rất cô đơn."
Tiến sĩ Vlasios Brakoulias, Giáo sư Tâm thần học tại Đại học Western Sydney, nói rằng mặc dù sự cô lập xã hội và sự cô đơn là tương tự như nhau nhưng vẫn có những khác biệt quan trọng.
"Sự cô lập xã hội thực sự có nghĩa là bị cô lập khỏi những người khác. Trong khi đó, cô đơn là một cảm giác khách quan hơn một chút. Cảm thấy mình lẻ loi, không thoải mái, cảm thấy mình có một mình. Vì vậy, hai tình trạng không hoàn toàn giống nhau."
Tiến sĩ Anna Kiaos, người quản lý bộ môn tâm thần học và sức khỏe tâm thần tại Trường Y học Lâm sàng thuộc Đại học New South Wales, cho biết thêm rằng tất cả chỉ là vấn đề nhận thức.
"Sự cô lập xã hội là một thước đo khách quan, trong khi sự cô đơn là thước đo chủ quan. Nói cách khác, cái xu hướng mà chúng cảm nhận khi thấy bản thân bị cô lập về mặt xã hội. Và ý tôi không phải là xung quanh bạn thiếu người một cách cụ thể, mà là một thiếu những kết nối thật sự giữa các cá nhân, để bạn có thể nói chuyện một cách cởi mở, là chính mình và có những kết nối khiến bạn cảm thấy được hỗ trợ, hữu ích hoặc được yêu mến."
Các nghiên cứu về sự cô lập xã hội đã chỉ ra ảnh hưởng nhiều nhất của nó là lên những người lớn tuổi.
Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho thấy khoảng 20-34% người từ 65 tuổi trở lên sống ở thế giới phương Tây cho biết họ cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội.
Tiến sĩ Kiaos nói rằng sự cô lập xã hội có thể dẫn đến những rủi ro sức khỏe rộng hơn như việc hình thành những hành thói quen không lành mạnh.
"Vì vậy, khi bạn nhận ra mình có những thay đổi và có thói quen không lành mạnh bạn nên nghĩ đến điều đó và tiếp cận với xung quanh để những người xung quanh có thể nhìn thấy điều có và quan tâm đến bạn. Họ có thể sẽ khuyến khích bạn nên chú ý đến sức khỏe của mình, họ có thể khuyên bạn nên ăn uống tốt hơn nếu họ thấy bạn ăn uống thất thường. Họ có thể khuyên bạn nên tập thể dục nhiều hơn hoặc khuyến khích bạn tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, hay khuyên bạn tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia. Những ảnh hưởng tích cực đó có thể có ý nghĩa lâu dài đối với sức khỏe của người bạn."
Báo cáo của WHO chỉ ra rằng người càng lớn tuổi thì sự cô lập xã hội có thể dẫn đến nguy cơ sức khỏe càng lớn hơn.
Đó có thể là trầm cảm, tiểu đường, lo lắng hoặc mất trí nhớ.
Giáo sư Hickie giải thích việc thiếu tương tác xã hội ảnh hưởng như thế nào đến quá trình nhận thức của não.
"Cách não hoạt động là phát triển các kết nối mới mỗi ngày và đáp lại các tác động từ môi trường. Môi trường phức tạp nhất mà chúng ta hồi đáp là khuôn mặt và cách giao tiếp của người khác. Thật sự khá phức tạp khi tương tác với người khác, nói chuyện, giao tiếp, như cách chúng ta đang làm bây giờ, là một chuổi phản ứng với chuyển động của mắt, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể Và điều này nó còn khó hơn khi chúng ta giao tiếp với nhiều người trong nhiều nhóm xã hội đòi hỏi não chúng ta phải hoạt động nhiều hơn. Và do đó bộ não của bạn luôn phát triển những kết nối mới cho các mội giao tiếp đó. Còn nếu bạn rút lui khỏi điều đó, nếu bạn cô lập với các giao tiếp xã hội thì những kết nối thần kinh đó sẽ giảm đi. Hiệu quả của quá trình nhận thức của bạn phụ thuộc vào chức năng của những kết nối xã hội đó. Do đó, bạn cần phải sử dụng nó hoặc bạn sẽ đánh mất nó. Khi mà ngày bạn càng trở nên cô lập với mọi người, ngày bạn càng có xu hướng đánh mất kết nối của não."
Đó là ảnh hưởng của việc cô lập xã hôi. Mặt khác, như Giáo sư Hickie nói, sự cô đơn lại có một ý nghĩa hoàn toàn khác.
"Cô đơn thì khác vì cô đơn là một vấn đề về nhận thức. Vì vậy, lấy ví dụ kinh điển, người ta thường nói 'ồ, người già chắc cô đơn vì họ cô lập hơn!' Thực ra nếu bạn nhìn vào các cuộc khảo sát về sự cô đơn, người lớn tuổi không cô đơn đến thế, mặc dù họ thường bị cô lập hơn. Nhóm cô đơn nhất là những người trẻ tuổi."
Theo Viện Y tế và An sinh Úc, ngày càng có nhiều người trẻ nói rằng họ cảm thấy cô đơn.
Cụ thể hơn, một cuộc khảo sát năm 2021 cho thấy cứ bốn phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 19 đến 24 thì có một người đồng ý với nhận định “Tôi cảm thấy rất cô đơn”.
Olympia Nelson là một cô gái 27 tuổi hiện đang học để lấy bằng Tiến sĩ.
Cô ấy nói rằng cô đã trải qua những cảm xúc như vậy.
"Tôi nhớ cảm giác khá cô đơn ở trường trung học. Tôi có bạn bè và tôi cũng có những sở thích mà tôi cảm thấy mình không nhất thiết phải liên hệ với những người xung quanh. Cho nên, vào thời điểm đó, nhạc cổ điển là thứ tôi rất thích nghe và tôi còn nhớ là mình cảm thấy hơi lạc lỏng và như thể mình không hòa nhập được."
Olympia nhớ lại một sự việc xảy ra trong những năm trung học khiến cô cảm thấy đặc biệt cô đơn và lẻ loi.
"Tôi không được mời đến các bữa tiệc ở trường trung học. Mọi người xung quanh tôi bàn tán về điều đó và tôi biết rõ rằng tôi không được mời. Tôi còn nhớ rõ một một cô bạn nói về buổi tiệc đó với một cô bạn khác, và cô bạn này nói với người bạn kia 'nè bạn định mời Olympia phải không?' Và cô kia nói 'Ồ, Olympia không ở trong nhóm.' Lúc đó là tôi khoảng mười sáu tuổi, và tôi nhớ đến điều đó đến bây giờ, nó gần như ám ảnh tôi. Tôi có phần hơi lạc loài."
Phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ thông tin cũng có ảnh hưởng lớn, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi.
Tiến sĩ Kiaos từ UNSW giải thích cách truyền thông xã hội có thể gây khó khăn hơn cho những người trẻ tuổi đang cố gắng thiết lập các kết nối có ý nghĩa cũng như thiết lập rào chắn bảo vệ cho bản thân .
"Các thế hệ lớn tuổi hơn đã có cơ hội biết cảm giác và lợi ích của việc tương tác trực tiếp như cách mà thế hệ của họ đã có. Nói cách khác, tôi đoán các thế hệ cũ đang được hưởng lợi từ các kết nối xã hội khi sử dụng công nghệ đại chúng để tạo lợi thế cho mình bằng cách duy trì mối liên hệ đã được thiết lập trước và tương tác với các kết nối đó thường xuyên hơn nhờ công nghệ hiện đại. Ngược lại, với những người trẻ thì thách thức thực sự của họ là làm sao có những ranh giới phù hợp cho bản thân."
Giáo sư Ian Hickie nói rằng mạng xã hội cũng có những mặt tích cực đối với những người trẻ tuổi.
"Hầu hết thanh niên sử dụng mạng xã hội và họ sử dụng tin nhắn để kết nối với người khác. Vì vậy, trên thực tế và đối với nhiều nhóm gặp khó khăn khi kết nối với nhau chẳng hạn như những người không hòa hợp tốt với cộng đồng địa phương của họ, hoặc gặp khó khăn trong giao tiếp, hoặc họ là người đa dạng về giới tính hoặc có nguồn gốc văn hóa đa dạng. Nhóm những người này đã thực sự kết nối với những người giống như họ, nhờ mạng xã hội."
Tuy nhiên, những người khác nói rằng mạng xã hội đã có tác động tiêu cực và góp phần gây ra sự cô lập và cô đơn trong xã hội.
Olympia Nelson cho biết cô cảm thấy đang có nỗ lực phân loại mọi người dựa trên nền tảng truyền thông xã hội ưa thích của họ.
"Nó có một cách phân loại hoặc nhóm những người cùng khuynh hướng vào những chiếc hộp khác nhau và việc nhóm các thành phần người này là định danh cho ai đó. Vì vậy, tôi nghĩ, ở một khía cạnh nào đó, điều đó khiến việc tương tác với người khác trở nên khó khăn hơn."
Cuối cùng, việc ở một mình và không thể giao tiếp xã hội trong thời gian dài có thể gây bất lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của một người.
Tiến sĩ Brakoulias nói rằng mọi người cần phải xem xét lại cảm xúc và suy nghĩ của chính mình về sự cô đơn và sự cô lập với xã hội.
"Từ quan điểm tâm lý học, bạn có thể lập luận rằng tất cả đều liên quan đến cách chúng ta nghĩ về thế giới hoặc nhận thức của mình và rằng chúng ta nên thay đổi cách suy nghĩ đó để giảm bớt cảm giác cô đơn mà chúng ta có đang trói mình vào."