Một người phụ nữ với ống bơm insulin, vị trí tiêm truyền và máy theo dõi đường huyết liên tục Nguồn: Getty / Matt Harbicht cho bệnh tiểu đường Tandem

 

 

Các nhân vật lãnh đạo cộng đồng ở vùng miền Tây Sydney đã nhóm họp, để giải quyết tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, trong cộng đồng Thổ dân và người dân đảo Torres. Nêu bật những câu chuyện thành công và nhu cầu cấp thiết, những người ủng hộ đã thúc đẩy việc tăng cường khả năng tiếp cận các công nghệ quản lý bệnh tiểu đường với giá cả phải chăng, trong bối cảnh có sự chênh lệch về y tế và những thách thức mang tính cách hệ thống.

 

Dì Maureen 68 tuổi, đã sống chung với bệnh tiểu đường loại 2 trong khoảng hai thập niên.

 

"Bác sĩ của tôi nói rằng, nếu tôi tiếp tục làm những gì tôi đang làm, về căn bản là không có gì cả, nhưng cuối cùng thì tôi sẽ phải dùng insulin”, Maureen.

 

Là một phụ nữ Wiradjuri kiêu hãnh đến từ Leeton ở New South Wales, hiện bà sống ở Tây Sydney.

 

Và năm ngoái đã tham gia chương trình có tên là ‘Quá Nguy hiểm cho Bệnh Tiểu đường’, chương trình này giúp cộng đồng Thổ dân và người dân đảo Torres, giải quyết bệnh tiểu đường thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục.

 

Maureen nói, "Tôi đã giảm từ 86 kg xuống còn 67, mức đường sáng nay của tôi là 15 xuống đến 6. Và tôi đã giảm từ 4 viên thuốc trị tiểu đường xuống còn 1”.

 

Những câu chuyện thành công như của dì Maureen đã được chia sẻ tại một sự kiện cộng đồng ở Tây Sydney, nhằm nâng cao nhận thức về sự gia tăng đáng báo động của chẩn đoán bệnh tiểu đường.

 

Ray Kelly là chuyên gia nghiên cứu bệnh tiểu đường, chuyên gia sinh lý học thể dục và người đàn ông thuộc bộ tộc Gomeroi kiêu hãnh, người ủng hộ việc sử dụng ‘Máy Theo dõi Đường huyết Liên tục’, thiết bị theo dõi bệnh tiểu đường mới nhất.

 

Ông cho biết ‘Máy Theo Dõi Glucose Liên Tục’, Continuous Glucose Monitors hay CGM, cho phép những người mắc bệnh tiểu đường nhận thức rõ hơn, về những gì đang xảy ra với lượng đường trong máu của họ và những gì họ làm ảnh hưởng đến nó.

Ông Ray Kelly nói, "Công nghệ xung quanh việc chăm sóc bệnh tiểu đường vừa tạo ra một cải tiến phi thường cho chương trình của chúng tôi, vì vậy chúng tôi đã đạt được kết quả tuyệt vời".

"Nhưng bằng cách sử dụng máy theo dõi glucose liên tục hay CGMS cho bệnh nhân, nó cho phép họ hiểu rõ hơn về cách thức ăn và tập thể dục tác động đến lượng đường trong máu của họ, và bằng cách đó nó thúc đẩy họ hành động".

"Họ biết rằng họ có cảm giác kiểm soát được, vì vậy điều đó giúp chúng tôi dễ dàng đạt được các mục tiêu tốt hơn về giảm cân, lượng đường trong máu, không chỉ kiểm soát mức độ mà còn giảm lượng thuốc”.

 

Thế nhưng tỷ lệ bệnh tiểu đường đang tăng lên, ông Kelly giải thích lý do và những gì cần phải làm.

Ông nói "Do sự kết hợp của khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chi phí thực phẩm tươi sống, loại thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội, cũng như thông qua một số tổ chức chung quanh những gì có thể đạt được".

"Thực sự tiến bộ chỉ mới diễn ra trong vài năm gần đây, sự thuyên giảm của bệnh tiểu đường loại 2 đã thực sự được chấp nhận trên diện rộng, nhưng chúng tôi đã làm điều đó được 15, 20 năm rồi".

"Đó là về việc khiến mọi người làm việc cùng nhau, tất cả các bên liên quan chính yếu, hỗ trợ mọi người, làm việc với cá nhân và thiết lập cho họ những mục tiêu mà họ muốn đạt được”.

 

Dữ liệu mới nhất cho thấy, 40% Thổ dân trưởng thành ở miền trung nước Úc xa xôi đang sống chung với bệnh tiểu đường, đây là tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường được ghi nhận cao nhất trên thế giới.

 

Và họ cũng đang phải đối mặt với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên, cao nhất thế giới.

 

Dee Minnicon là Phụ tá giáo sư Khoa Y tế tại Đại học Công nghệ Queensland.

 

Bà cho biết nếu không được kiểm soát, bệnh tiểu đường sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn và khiến cuộc sống của một người gặp nguy hiểm ở độ tuổi 30.

Bà Dee Minnicon nói "Chúng tôi đang quan sát những đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi mới 4 tuổi".

"Vì vậy nguy cơ biến chứng sẽ kéo dài đến khi chúng ở tuổi thanh thiếu niên, ở độ tuổi 20 có thể có các biến chứng như mù lòa hoặc cắt cụt chi, ở độ tuổi 30 thì có nguy cơ mất mạng”.

 

Sự kiện này cũng nêu bật những lời kêu gọi tăng khả năng tiếp cận, các công nghệ quản lý bệnh tiểu đường với giá cả phải chăng.

 

Malakai, 18 tuổi, theo dõi lượng đường trong máu và tiêm insulin thông qua các thiết bị đeo trên tay, đã thay đổi cuộc đời anh.

 

Anh ấy sử dụng CMG và máy bơm Insulin, để đo liều lượng cần thiết.

Anh Malakai nói "Với việc kiểm tra mức đường qua cách trích máu, bạn phải thực hiện khoảng 5 đến 7 lần một ngày".

"Thông thường khoảng 2 giờ một lần, và khi bạn thực hiện quá nhiều lần với một ngón tay nhất định, ngón tay của bạn bắt đầu bị bầm tím và cứng lại, vân vân".

"Vì vậy, đó là lý do tôi chuyển từ thử nghiệm qua cách trích máu sang cảm biến”.

 

Malakai cho biết, số lần anh phải đến bệnh viện đã giảm đáng kể.

 

Anh ấy nói đã có 5 lần suýt chết khi đến bệnh viện 30 lần, nhưng kể từ khi nhận được CMG và bơm Insulin 2 năm trước, anh ấy chưa bao giờ phải đến bệnh viện.

 

Tuy nhiên công nghệ này không hề rẻ.

 

Những người ủng hộ đang kêu gọi chính phủ liên bang tài trợ, để cải thiện khả năng tiếp cận các công nghệ này.

 

CGM hiện chỉ được trợ cấp cho bệnh tiểu đường Loại 1, nhưng đã được chứng minh là có hiệu quả đối với những người mắc bệnh tiểu đường Loại 2 và các loại bệnh tiểu đường khác.

 

 

Justine Kane, là Giám đốc điều hành của Hiệp hội Bệnh tiểu đường Úc Châu, nói "Vì vậy, có thể lên tới 5 ngàn đô la một năm để có quyền truy cập vào CGM, nếu bạn không có trợ cấp thậm chí nhiều hơn, trong một số trường hợp đôi khi chúng bị hỏng và bạn phải thay thế chúng, vì vậy đó là một vấn đề".

"Chúng tôi cũng có một tình huống là chỉ có bảo hiểm sức khỏe hàng đầu, vì vậy chỉ có bảo hiểm y tế loại vàng, mới chi trả cho máy bơm insulin".

"Bây giờ chúng tôi biết với chi phí sinh hoạt, với cuộc khủng hoảng này, các gia đình tôi không thể mua được những thứ này và mọi người nói với tôi rằng, họ sẽ từ bỏ bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm nhà của họ".

"Họ không còn mua thức ăn mang đi, sẽ không ra ngoài để tiếp cận những loại trợ cấp này”.