Các chuyên viên thiết kế của Trường Cao đẳng Quốc gia Bản Địa thuộc Đại học Công nghệ Sydney - University of Technology Sydney's National First Nations College -  mong muốn biến nơi này thành nơi giao kết của Quốc gia. Ảnh: Greenaway Architects, Warren và Mahoney, OCULUS.

 

 

 

Mỗi địa điểm ở Úc đều mang nét lịch sử riêng biệt kéo dài hàng chục ngàn năm của đất nước, văn hóa và ngôn ngữ. Trong tập này của Australia Explained, các chuyên gia Bản địa và không phải Bản địa chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về việc tạo ra các không gian và tòa nhà lấy cảm hứng từ hệ thống kiến thức của người thổ dân lẫn Tây phương.

 

Quyền sở hữu Bản địa đối với biểu hiện văn hóa bản địa trong tất cả các khía cạnh được bảo vệ theo Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Quyền của Người Bản địa.


 

Trong những năm gần đây tại Úc, rất nhiều công việc đã được thực hiện để thiết lập các giao thức đặt ra các tiêu chuẩn trong thực hành sáng tạo khi làm việc với các dân tộc First Nations trong các dự án nghệ thuật.

 

Nhưng làm thế nào để các kiến thức Bản địa và thực hành liên tục trở nên rõ ràng trong không gian sống ở các thành phố của Úc?

 

Chúng tôi đã yêu cầu cả các chuyên gia Bản địa và không phải Bản địa chia sẻ những hiểu biết của họ về việc tạo ra không gian và tòa nhà kết hợp hệ thống tri thức của Thổ dân và Tây phương.

 

 

 

 

Thiết kế với sự lưu tâm đến Quốc gia, mối quan hệ và tính tiếp nối với văn hóa nhận ra được rằng, mỗi địa điểm ở Úc đều mang trong mình lịch sử riêng biệt kéo dài hàng chục ngàn năm. Ở phong trong hình này, hoa dại được nhìn thấy ở Công viên quốc gia Karijini - Karijini National Park -  ở Tiểu bang Tây Úc. Nguồn: Getty / TED MEAD

 

 

 

Giáo sư Brian Martin là hậu duệ của các dân tộc Bundjalung, Muruwari và Kamilaroi, có nguồn gốc từ New South Wales.

 

Ông là một trong những đồng tác giả của Hiến chương Thiết kế Bản địa Quốc tế - International Indigenous Design Charter, thiết lập các giao thức thực hành tốt nhất cho thiết kế thương mại đáp ứng văn hóa.
 

 

 

Ông giải thích lý do tại sao đối với bất kỳ dự án được xây dựng nào, cho dù đó là một tòa nhà công cộng, một quảng trường hay một bức tranh tường, thiết kế cần phải đáp ứng văn hóa Bản địa tại chính nơi dự án tọa lạc.
“Khi chúng ta nghĩ về kiến thức Bản địa, hoặc khi chúng ta nghĩ về thiết kế nói riêng, tất cả kiến thức đều xuất phát từ địa điểm. Đó là lý do tại sao các giao thức thực hành tốt nhất là xem xét địa điểm và chủ sở hữu truyền thống của địa điểm đó, cũng như kiến thức, thiết kế liên quan đến địa điểm và Quốc gia cụ thể đó.”

 

Kiến trúc sư Jefa Greenaway đồng ý với ý kiến này.

 

Ông là một trong những kiến trúc sư Thổ dân đầu tiên được công nhận ở Victoria, xuất thân từ NSW, là hậu duệ của người Wailwan /Kamilaroi và Dharawal Peoples.

 

Ông Greenaway nói rằng việc thừa nhận sự đa dạng của các nền văn hóa bản địa trong kiến trúc “trở thành một cơ hội để hỗ trợ tiếng nói và quyền tự quyết”.

 

 

Jefa Greenaway: “Chúng tôi biết rằng trên khắp lục địa đảo rộng lớn này có hơn 270 nhóm ngôn ngữ riêng biệt và 600 phương ngữ.”  - Ảnh: Aaron Puls

 

 

 

Thiết kế dành riêng cho cộng đồng vượt ra ngoài địa lý, bao gồm các liên kết với những thứ như quan hệ họ hàng, phong tục, niềm tin tâm linh và ngôn ngữ.

 

Khi đi bộ quanh khuôn viên trường Đại học Melbourne, bạn có thể thấy một ví dụ về phương pháp thiết kế Country-led này tại địa điểm nơi khu vực sinh viên kết nối với phố Swanston ở Khu thương mại trung tâm (CBD).

 

Ông Greenaway, người đồng lãnh đạo dự án, nói rằng các bên liên quan Bản địa đã tham gia vào quá trình thiết kế ngay từ đầu, chỉ ra các dòng nước cũ gần địa điểm nơi lươn đã di cư qua hơn 60.000 năm để đến Birrarung (sông Yarra) để sinh sản.

 

Nhóm nghiên cứu đã thiết kế một tuyến đường vòng tròn và quảng trường để tái tạo con lạch, sử dụng thảm thực vật, vật liệu Bản địa và tạo ra một mạng lưới thu gom nước với các ao xung quanh khuôn viên trường.

 

Trong khi đường lạch cũ được nối ống để hỗ trợ hệ thống nước mưa của thành phố, lươn vẫn tiếp tục di cư qua đó.

 

Ông Greenaway nói, “ Nó tái hiện sự hiểu biết rằng chúng ta đang xây dựng trên di sản 67.000 năm liên tục kết nối với nơi này.”

 

Ông Greenaway cho biết đây là một ví dụ về lối thiết kế Country-led - Thiết kế lấy Quốc gia Làm Trung tâm - làm cho sự tiếp nối văn hóa trở nên rõ ràng.

 

 

Một dự án do Đại học Melbourne thiết kế theo kiểu di cư của loài lươn từ nước lên đất liền, theo lời của kiến ​​trúc sư Jefa Greenaway, là một phép ẩn dụ diễn tả khả năng sinh tồn của người bản địa. Ảnh: Peter Bennetts

 

 

 

Giáo sư Martin cho biết tính quan hệ là một yếu tố quan trọng khác của các quy trình thiết kế theo lối lấy Quốc gia/Đất nước làm trung tâm. Điều quan trọng là phải gắn kết sâu sắc với địa điểm và con người ở đó.

 

“Các mối quan hệ được xây dựng xung quanh thời điểm của dự án, cho dù đó là một dự án nghiên cứu hay một dự án thiết kế.”

“Có thể là một công ty kiến trúc hoặc cơ quan chính phủ hoặc chính các học viên, họ vẫn cần xây dựng mối quan hệ với con người và địa điểm.”

 

Desiree Hernandez Ibinarriaga, là một phụ nữ Mexico có di sản Maya, Aztec và Basque, và là Giảng viên cao cấp tại Khoa Thiết kế của Đại học Monash.

 

Trong quá trình nghiên cứu Tiến sĩ, cộng tác với những phụ nữ trẻ Bản địa ở Úc và ở Mexico, cùng các giáo viên không phải người Bản địa, cô đã phát triển một phương pháp thiết kế dự án để ưu tiên kiến thức của Người bản địa và sự đa dạng sinh học văn hóa.

 

 

Tiến sĩ Ibinarriaga cho biết, ý thức về bản sắc văn hóa là một phần không thể thiếu trong các phương pháp thiết kế Bản địa. “Trong công việc thiết kế, chúng tôi tập trung vào việc giải quyết vấn đề, và do đó [trong mô hình Thiết kế lấy quốc gia làm trung tâm Country-centred/Coutry-Led Design], việc nhìn nhận theo hướng địa phương hòa hợp với môi trường xung quanh trở nên thiết yếu”. Ảnh: Desiree Hernandez Ibinarriaga

 

 

Trước khi bắt đầu nghiên cứu của mình với thanh thiếu niên Bản địa, kết thúc bằng một hội thảo về văn hóa sinh học, cô đã dành nhiều tháng làm cư dân tại trường nội trú của họ ở vùng nông thôn Victoria.

 

Tiến sĩ Ibinarriaga nói, “Tôi đã mất tám tháng để xây dựng mối quan hệ và được các cô gái, giáo viên và nhân viên nhà trường chấp nhận."

“Đất nước là nơi chúng ta tồn tại; tôi gọi nó là 'Tonantsintlalli', có nghĩa là Mẹ Trái đất trong ngôn ngữ của tổ tiên tôi, trong tiếng Nahuatl,”

“Trong các phương pháp bản địa, chúng tôi tập trung vào Quốc gia, đất đai, bầu trời, vùng biển mà chúng tôi đang sống.”

“Nhưng cũng vậy, quan hệ, đó là mối quan hệ mà chúng ta có với vật chất và phi vật chất.”

 

 

Tác phẩm Where Eels Lie Down, của nghệ sĩ Kamilaroi Reko Rennie, là một trong những tác phẩm gợi nhớ đến Đất nước, được đặt ở Quảng trường Parramatta (Parramatta Square).

 

 

 

Olivia Hyde là Giám đốc Thiết kế Xuất sắc tại Government Architect NSW.

 

Cùng với một nhóm chuyên tâm, bao gồm kiến trúc sư chính Dillon Kombumerri, một người đàn ông Yugambeh đến từ Gold Coast ở Queensland, họ đã đồng phát triển Khung Kết nối với Quốc gia.

 

Các bên liên quan của dự án áp dụng kế hoạch này, cam kết thiết kế các dự án xây dựng môi trường mang lại kết quả tích cực cho cả Quốc gia và cộng đồng. Điều này bao gồm việc giảm tác động của các sự kiện tự nhiên thông qua việc sử dụng đất và nước một cách bền vững.

 

Được thực hiện trong năm năm, kế hoạch kết hợp các yếu tố của các phương pháp thiết kết lấy Quốc quốc/Đất nước làm trung tâm, lấy cảm hứng từ các dự án hiện có, như dự án tại Quảng trường Parramatta.

 

Bà Hyde giải thích, “Nó được thiết kế với những người nắm giữ kiến thức văn hóa Dharug ngay từ đầu,”

“Vì vậy, đã có một quá trình rất gắn kết làm việc với cộng đồng trong việc phát triển các kế hoạch cho quảng trường.”

 

 

Thiết kế theo lối lấy Quốc gia làm trung tâm (Country-led/ hay Country-Centered Design) khẳng định lại tính ưu việt của nơi xây dựng dự án hạ tầng cơ sở. Loài hoa Waratah, được tìm thấy khắp miền đông nam nước Úc, là hình tượng chính của câu chuyện Dreamtime giải thích màu đỏ của nó. Trong hình trên, một tác phẩm biểu tượng loài Waratah được sắp đặt trong Lễ hội Ành sáng Vivid Light 2017 ở thành phố Sydney. Ảnh: Manfred Gottschalk / Getty

 

 

 

Bà Hyde cho biết, trong tình huống ở Quảng trường Parramatta, các chuyên gia thiết kế đã nỗ lực làm cho lịch sử và các hoạt động liên tục ở địa điểm này trở nên hữu hình.

 

Các đặc điểm bao gồm một tác phẩm nghệ thuật của người Bản địa, một khoảng sân tụ họp của người Dharug và một loạt các hình tượng khảm vào vỉa hè để tham chiếu đến bằng chứng lịch sử về các cuộc tụ họp của người Bản địa có niên đại hàng ngàn năm.