Vận động viên người Đức, cũng là người được ghép tim hiến tặng, Elmar Sprink. Ảnh: Supplied (SBS).
AUSTRALIA - Các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến Perth trong tuần này để chứng minh rằng, việc mất một bộ phận cơ thể không phải là rào cản đối với việc tham gia thể thao. Thế vận hội Cấy ghép Tạng hay ‘World Transplant Games’ mang đến cho người nhận và người hiến, cơ hội thể hiện khả năng phục hồi của họ và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đăng ký làm người hiến tạng.
Đối với Elmar Sprink, cống hiến cho thể lực là mục tiêu theo đuổi suốt đời.
Vận động viên sức bền này đã tập luyện trong nhiều năm, để chuẩn bị cho cơ thể của mình chống chọi với sự khắc nghiệt tàn khốc của các cuộc đua của người thép.
Anh kể, cho đến một ngày tình trạng sức khỏe của anh thay đổi bất ngờ.
Elmar Sprink kể lại “Tôi đã lên cơn đau tim khi xem Tour de France, trên ghế sofa của mình".
"Ngay lập tức tôi bắt đầu nghĩ chuyện gì đang xảy ra, tôi có thể quay lại làm việc không, có thể quay lại thể thao không?”
"Nếu tôi nhìn lại khoảng thời gian đó, khi thực sự gần chỉ còn 12 giờ nữa để sống và bây giờ nhìn lại, tôi thực sự hạnh phúc khi được sống”.
Hai năm sau, khi Elmar tiếp tục vật lộn với bệnh tim của mình, các bác sĩ nói với anh rằng anh chỉ còn sống được một ngày.
Anh cho biết vào thời điểm này, chỉ có các thiết bị y tế mới giúp tim anh ấy bơm máu, cho đến khi một ca cấy ghép khẩn cấp đã cứu sống anh ấy.
Elmar Sprink cho biết “Việc ghép tim có nhiều ý nghĩa đối với tôi, nếu không thì tôi đã nằm yên trong nghĩa địa hơn 10 năm nay rồi".
"Vì vậy đó thực sự là một khoảng thời gian khó khăn về mặt tinh thần, nhưng tôi đã không bỏ cuộc”.
Kể từ sau cuộc phẫu thuật, Elmar đã chiến đấu hết mình để lấy lại thể lực và trở lại các giải đua cự ly siêu xa.
Bây giờ anh ấy sẽ đại diện cho đất nước của mình, là nước Đức, trong ‘Thế vận hội Cấy Ghép Tạng’ ở Perth.
Anh ấy nói “Điều quan trọng là mọi người nhìn thấy những gì họ có thể làm sau khi ghép tim và điều đó thực sự quan trọng".
"Nếu bạn có một trái tim khỏe mạnh, thì bạn có thể tập luyện và sau đó kết quả của việc tập luyện, bạn có thể thấy những gì tôi đang làm bây giờ”.
Cuộc thi đấu sẽ chứng kiến khoảng 1500 người hiến và nhận nội tạng, từ khắp nơi trên thế giới tham gia.
Trong khi đó Giám đốc của tổ chức Transplant Australia, ông Chris Thomas cho biết, sự kiện này tôn vinh sự kiên cường của những người nhận cấy ghép trong việc vượt qua nghịch cảnh.
Ông nói “Những người được cấy ghép của chúng tôi đến với ‘Thế vận hội Cấy ghép’, có thể chứng minh sức mạnh của thể thao đối với cuộc sống, mà giờ đây họ có thể hướng tới và hy vọng rằng, điều đó sẽ khuyến khích thêm nhiều người Úc đăng ký làm người hiến tạng".
"Vì vậy chúng tôi muốn bảo đảm rằng, thông điệp sẽ được truyền tải cho tất cả mọi người ở Úc, cho những người từ các nguồn gốc đa dạng".
"Bởi vì điều quan trọng là những người đó cũng chọn tham gia quyên góp, để thực sự giúp ai đó trong cộng đồng đó được cấy ghép”.
Ở Úc, khoảng một phần ba số người đăng ký hiến tạng.
Thế nhưng năm ngoái, chỉ có 54% trả lời ‘có’ khi được yêu cầu xem xét lựa chọn, trong môi trường bệnh viện.
Một cách tương đối, nước Úc lại nằm ngay ngoài top 20 về số tiền quyên góp trên một triệu người.
Chris Thomas nói “Bây giờ chúng tôi thực sự cần thiết lập lại cuộc trò chuyện với công chúng Úc và trong hệ thống bệnh viện của chúng tôi".
"Chúng tôi cần khuyến khích nhiều người đăng ký, làm người hiến tạng hơn".
"Cho dù đó có phải là một hệ thống chọn tham gia như chúng tôi có ở Úc hay không tại thời điểm này, hoặc nếu đó là một hệ thống chọn không tham gia, những gì chúng tôi học được thông qua tất cả các hệ thống khác nhau".
"Điểm quan trọng là các gia đình bên cạnh bệnh nhân đó vào thời điểm quan trọng, mà họ cần được đưa vào hành trình và họ cần ủng hộ việc hiến tạng”.
Cầu thủ Gil Napoleao Afonso, của Perth, sẽ đại diện cho nước Úc tại các trận đấu trong cuộc thi bóng bầu dục.
Anh nầy mới 12 tuổi, khi được chẩn đoán mắc bệnh suy thận mãn tính.
Căn bệnh khiến anh phụ thuộc vào 12 giờ lọc máu mỗi ngày.
Anh cho biết phải mất 2 năm, trước khi anh ấy được ghép thận.
Gil Napoleao Afonso nói “Nó đã cho tôi cơ hội thứ hai trong đời và khiến tôi không coi cuộc sống là điều hiển nhiên, thực sự nó khiến tôi mạnh mẽ hơn một chút".
"Khi bạn ngày càng cao tuổi hơn, còn nếu tôi vẫn là một đứa trẻ và đã trải qua những điều khiến tôi nghĩ rằng, tôi không thể đi qua bất cứ điều gì khác”.
hy vọng câu chuyện của mình, có thể khuyến khích những người khác cân nhắc lựa chọn đăng ký làm người hiến tặng.
Gil nói “Nếu tặng thứ gì đó cho ai đó để giúp họ sống lâu hơn, thì tại sao không?.
"Bạn biết ý tôi muốn nói gì không, đó là lý do tại sao tôi tham gia các môn chơi thể thao này cũng như để nâng cao nhận thức, nhằm giúp những người khác tiếp cận và quyên góp nữa”.