Bà Berejiklian sẽ gây áp lực với nội các quốc gia để có một phương cách ứng xử ở cấp quốc gia về vấn đề đóng cửa biên giới giữa các tiểu bang. Ảnh: NCA NewsWire/Joel Carrett. Nguồn:News Corp Australia

 

 

 

 

 

 

Hôm qua (thứ Ba), Thủ hiến Gladys Berejiklian đã có những lời lẽ mạnh mẽ về vấn đề biên giới giữa các tiểu bang khi bà nói chuyện với các phóng viên ở bờ biển phía nam tiểu bang NSW.

 

 

Thủ hiến NSW Gladys Berejiklian đã tuyên bố sẽ tăng cường áp lực lên nội các quốc gia để đưa ra một cách tiếp cận hợp lý và thống nhất đối với việc đóng cửa biên giới giữa các tiểu bang trong nước hiện nay khi việc triển khai vắc-xin COVID-19  đã bắt đầu.

 

 

Bà nói với các phóng viên tại Batemans Bay trên bờ biển phía nam tiểu bang NSW rằng “Tại nội các quốc gia, tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh vấn đề biên giới bên trong nước Úc khi việc triển khai vắc-xin đã bắt đầu, và bởi vì chúng tôi không thấy có sự lây nhiễm nào trong cộng đồng ở tiểu bang NSW trong 37 ngày liên tiếp”.

 

“Ngay cả khi có  ca nhiễm bệnh, chúng tôi đã quản lý ca bệnh rất tốt. Chúng ta không nên đóng cửa biên giới chỉ vì có một vài ca bệnh. Đó không phải là cách để điều hành trong nội bộ quốc gia của chúng ta”.

 

 

Với việc Thủ tướng Scott Morrison là một trong số những người Úc đầu tiên được tiêm vắc-xin Pfizer vào hôm Chủ nhật, bà Berejiklian cho biết không còn lý do gì để các thủ hiến cứng ngắc của tiểu bang phải đóng cửa biên giới khi mới có dấu hiệu ban đầu bùng phát bệnh.

 

 

Nội các quốc gia sẽ nhóm họp lại trong tháng này.

 

 

 

Biên giới nội địa đã mở lại sau nhiều lần đóng cửa trong vài tuần qua. Tiểu bang Nam Úc đã cấm du khách đến tiểu bang Victoria trong thời gian bùng phát dịch bệnh ở khách sạn cách ly kiểm dịch Holiday Inn.

 

 

 

Tiểu Bang Tây Úc chỉ cho phép du khách từ tiểu bang NSW trở lại tiểu bang này vào ngày 16 tháng Hai, lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát trên các bãi biển phía bắc Sydney hồi tháng Mười Hai vừa qua.

 

 

Bà Berejiklian cảnh báo rằng nếu một cách tiếp cận ở cấp quốc gia không được áp dụng, các tác động sẽ làm nền kinh tế bị tê liệt.

 

Bà nói “Tôi hiểu các biên giới quốc tế (đang bị đóng cửa), nhưng tôi không hiểu được việc biên giới giữa các tiểu bang nội địa lại bị đóng cửa”.

 

“Chúng ta cần bắt đầu suy nghĩ về tương lai vì chúng ta có nguy cơ bị tụt hậu.”

 

“Chúng ta đã có những thành quả phi thường về mặt y tế, nhưng chúng ta cũng cần phải làm tốt việc duy trì nền kinh tế, duy trì công ăn việc làm vì phần còn lại của thế giới đang mở cửa.”

 

“Chúng ta cần nghĩ về cách ứng xử giữa các tiểu bang của chúng ta với nhau”.

(Theo news.com.au)