Một nhà máy sản xuất giấy lụa (tissue) ở Úc. Ảnh: Reliableplant

 

 

 

 

AUSTRALIA - Ngày 11/10, Bộ trưởng Năng lượng Úc đã bác bỏ lời kêu gọi của nhóm vận động hành lang yêu cầu các công ty lớn tại nước này đặt ra giới hạn phát thải carbon nghiêm ngặt hơn.

 

 

Tuy nhiên, ông không đề cập các mục tiêu khí hậu mà Chính phủ Úc trước cuộc thềm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Glasgow, Scotland.

 

 

 

Trước thềm Hội nghị khí hậu của LHQ, Thủ tướng Scott Morrison đang tìm kiếm sự ủng hộ từ đối tác trong liên đảng cầm quyền tại khu vực nông thôn là đảng Quốc gia Úc, với mục tiêu đưa phát thải carbon ròng về 0 vào năm 2050 và có thể đạt mục tiêu tham vọng hơn vào năm 2030 so với cam kết hiện tại là cắt giảm 26-28% lượng khí thải so với mức năm 2005.

 

 

Tuy nhiên, cuối tuần qua, Hội đồng Kinh doanh Úc Đại Lợi, đại diện cho các công ty lớn nhất nước này bao gồm các nhà khai thác mỏ, khí đốt và sản xuất năng lượng, khẳng định đến năm 2030, Úc có thể đạt được mục tiêu cắt giảm lên đến 50% lượng khí thải carbon so với mức của năm 2005.

 

 

Về thông tin này, phát biểu tại hội nghị về năng lượng và khí hậu ngày 11/10, Bộ trưởng Năng lượng, Angus Taylor, bác bỏ lập luận của hội đồng trên trong việc yêu cầu chính phủ tăng cường “cơ chế phòng vệ”, theo đó yêu các doanh nghiệp phát thải trên 25 triệu tấn carbon mỗi năm phải nộp tiền mua tín dụng carbon. Ngưỡng hiện tại là phát thải 100 triệu tấn/năm.

 

 

Bộ trưởng Taylor cho rằng việc thắt chặt hơn “cơ chế phòng vệ” đồng nghĩa rằng cuối cùng người tiêu dùng sẽ phải trả thuế tiêu thụ carbon và "điều này là không thể chấp nhận được”.

 

 

Ông cho biết thêm Úc là quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn thứ tư thế giới, mục tiêu chính của Chính phủ Úc là bảo vệ các ngành công nghiệp chủ chốt, bao gồm khí đốt, than đá, công nghiệp nặng và nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy sản xuất hydro, hạn chế carbon và tăng lưu trữ carbon trong đất để cắt giảm lượng khí thải.

 

 

Bộ trưởng Taylor cũng cho biết chính phủ sẽ tìm các biện pháp khuyến khích cắt giảm phát thải thay vì tìm cách trừng phạt các công ty gây ô nhiễm, điều sẽ dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp tìm cách để né thuế carbon.