Jess Rolevink ở tuổi 28 (bên trái) nói rằng cô trông có vẻ hạnh phúc nhưng lại đang ở một trong những thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc đời mình. (Ảnh được cung cấp bởi Jess Rolevink)

 

NAM ÚC - Khi Jess Rolevink lần đầu tiên trải qua cảm giác lo âu không thể giải thích được khi trong tuổi thiếu niên vào những năm 1990, cô không có ai để nương tựa.

 

Người phụ nữ, nay 47 tuổi, nói rằng "Tôi bắt đầu thực sự vật lộn với rất nhiều cảm giác chán nản và lo âu, và thực sự cảm thấy mình mệt mỏi",

 

"Rất nhiều lần, tôi đến bệnh viện và bác sĩ đa khoa, muốn có câu trả lời tại sao tôi cảm thấy tồi tệ về bản thân và tại sao tôi lại có cảm giác chán nản dữ dội như vậy."

 

Nhưng cô Rolevink cho biết cô không nhận được câu trả lời mà cô đang tìm kiếm ở các khoa cấp cứu, thay vào đó cô cảm thấy bị "phán xét".

 

Cô ấy đã dành phần lớn những năm của tuổi hai mươi và ba mươi của mình để chiến đấu với bệnh tâm thần.

 

Bà Rolevink nói “Tôi rất xấu hổ về việc này và không có nhiều lựa chọn để hướng tới,”

"Đối với tôi, đó thực sự là thời điểm khủng hoảng mà tôi không muốn sống nữa, nhưng và tôi có hai cô con gái nhỏ, và tôi cần phải thay đổi điều gì đó."

 

Jess Rolevink, khi cô 23 tuổi, khi ấy cô gặp khủng hoảng về sức khỏe tâm thần. (Cung cấp: Jess Rolevink)

 

Có điều gì đó đã thay đổi, với sự hỗ trợ phù hợp, và cô Rolevink giờ đây dành thời gian làm việc với tư cách là một người trợ giúp người đồng cảnh ngộ, sử dụng kinh nghiệm sống của bản thân để hỗ trợ những người khác đang gặp khó khăn.

 

Cô ấy là một trong số những người sẽ là nhân sự của dịch vụ sức khỏe tâm thần Safe Haven mới, miễn phí tại Salisbury, một vùng ngoại ô phía bắc thành phố Adelaide.

 

 

Bệnh nhân sức khỏe tâm thần gặp khủng hoảng không có nhiều dịch vụ được cung cấp tức thời  ở tiểu bang Nam Úc.

 

Hỗ trợ tâm lý và tâm thần có thể khó tiếp cận và tốn kém.

 

Điều đó có nghĩa là bệnh nhân gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần phải đến khoa cấp cứu của bệnh viện công, vì họ không còn nơi nào khác để đi.

 

Phòng khám sức khỏe tâm thần Safe Haven - được tài trợ bởi Bộ Y Tế Nam Úc và Mạng lưới Y tế Cơ Sở Thành phố Adelaide (Adelaide Primary Health Network) - được lập ra để hướng dẫn một số người trong số đó không cần đi đến các trung tâm chăm sóc y tế cấp bách.

 

Bà Rolevink nói "Mọi người có thể đến thẳng trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần Safe Haven ".

"Mọi người không cần phải hẹn trước, mọi người có thể ngồi ngay xuống, nói chuyện với một chuyên gia đồng cảnh ngộ và được lắng nghe cũng như được chỉ dẫn đúng hướng."

 

Jess Rolevink đang làm việc tại trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần Safe Haven. (ABC News: David Frearson)

 

Hiện này dịch vụ này mở cửa vào các tối thứ Năm và thứ Sáu, mở rộng thành bốn đêm mỗi tuần kể từ tháng Hai.

 

Shaun Sweeney, giám đốc bộ phận sức khỏe tâm thần của Mạng lưới Y tế Địa phương Northern Adelaide (Northern Adelaide Local Health Network),  cho biết nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần đã tăng lên trong thời kỳ đại dịch Covid.

 

Ông nói: “Việc sử dụng được các dịch vụ sức khỏe tâm thần một cách rộng rãi hơn là một thách thức lớn hơn… [vì] tất nhiên là mọi người không thể đến nhiều địa điểm khác nhau.”

 

"Sự cô lập xã hội đã hoàn toàn gia tăng, bởi vì mọi người không thể liên lạc với bạn bè và gia đình nhiều được như mong muốn."

 

Ông cho biết việc sử dụng ma túy và rượu cũng đã tăng lên.

 

Ông Sweeney nói: “Tất cả các bệnh viện của chúng tôi đều chịu áp lực, đó là lý do tại sao điều thực sự quan trọng là chúng ta phải có dịch vụ tốt dựa vào cộng đồng.”

 

Ông Sweeney cho biết ông muốn thấy chính quyền tiểu bang Nam Úc tài trợ tối thiểu ba trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần miễn phí ở các vùng ngoại ô phía bắc của Adelaide, nơi có nhu cầu đặc biệt do mức độ bất lợi về kinh tế xã hội cao hơn và dân số tị nạn nhiều hơn.

 

Jess Rolevink và một đồng nghiệp chuẩn bị thức uống trà và cà phê tại trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần không cần hẹn trước Safe Haven. (ABC News: Isabel Dayman)

 

Số lượng lớn các ca cấp cứu về sức khỏe tâm thần góp phần gây ra các vấn đề như xe cứu thương phải xếp hàng chờ và quá tải khoa cấp cứu.

 

Chris Picton, Bộ trưởng Y tế, cho biết chính quyền tiểu bang sẽ xem xét tài trợ thêm cho các trung tâm cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần tương tự, nếu địa điểm Salisbury tỏ ra thành công.

 

Ông nói "Chúng tôi hy vọng rằng bằng chứng về khái niệm này thực sự thành công và chúng tôi có thể bắt đầu thấy được những lợi ích và hy vọng sẽ mở rộng cách làm này trong tương lai,"

"Tôi nghĩ rằng có sự tự tin rằng điều này sẽ thành công, nhưng điều đó phụ thuộc vào việc chúng ta cho mọi người biết về thông tin này như thế nào.”

"Sức khỏe tâm thần là nguyên nhân chính gây ra một số ... vấn đề mà chúng ta gặp phải trong hệ thống y tế của mình, bởi vì chúng ta không có đủ nguồn lực ở giai đoạn điều trị cấp bách hoặc ở cấp cộng đồng trong hệ thống y tế.”

"Chúng ta cần những giải pháp thay thế ngoài việc phải đến phòng cấp cứu khi mọi người cần giúp đỡ. Chúng tôi cần những không gian không liên quan gì đến lâm sàng.”

"Chúng ta càng có thể giúp mọi người tránh xa hệ thống y tế cấp bách đó thì bệnh nhân sẽ càng tốt hơn."

 

Gillian Aldridge, Thị trưởng Salisbury, hoan nghênh dịch vụ mới mà bà nói sẽ giúp lấp đầy khoảng trống lớn trong khu vực.

 

Bà nói "Không còn nghi ngờ gì nữa, cộng đồng đa văn hóa của chúng ta có nhiều nhu cầu hơn nữa, nếu họ đang bị chấn thương... Tôi có thể kể tên một số trong số họ, người Afghanistan...người Syria...người Bhutan,"

"Những người trẻ tuổi trong cộng đồng chúng ta, và những người bị chấn thương trong cộng đồng chúng ta rất quan trọng và cần được lắng nghe.”

 

"Sẽ thật tuyệt nếu ở mỗi khu vực hội đồng đều có một trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần như vậy. “

"Trung tâm như vậy chắc chắn là cần thiết, và đừng quên những thị trấn nhỏ ở nông thôn cũng cần nó."