Trưỡng lão và người biết chữa bệnh thuộc bộ tộc Gumbaynggirr,Aunty Alison. Ảnh: NITV
NSW - Một cuộc biểu tình chống khai thác gỗ của các chủ sở hữu Truyền thống gần Coffs Harbour ở New South Wales, hiện bước sang tuần thứ hai. Họ nói rằng khu vực được khai thác trong rừng Newry của tiểu bang, có các địa điểm linh thiêng và khu rừng nầy cũng đã được dành làm Công viên Quốc gia trong tương lai, nhằm bảo vệ các con koala.
Những người biểu tình đã cố gắng ngăn chặn việc khai thác gỗ trong rừng Newry gần Cảng Coffs ở phía bắc New South Wales, trong khi họ cũng gặp cảnh sát vũ trang.
Trưởng lão Bud Marshall, là một người thuộc bộ tộc Gumbaynggirr, và là một vị trưởng lão tinh thần.
Ông nói rằng, ông quan tâm đến giá trị văn hóa sâu sắc của khu rừng.
"Nơi thiêng liêng của tổ tiên ở ngay dưới chân núi Nungu và chúng ta phải bảo vệ những gì còn sót lại, bởi vì nếu chúng ta không làm vậy, thì điều gì sẽ xảy ra".
"Nếu nó bị phá hủy, tôi không biết nó sẽ làm tan nát trái tim tôi như thế nào, khi nhìn thấy mọi thứ diễn ra như thế này".
"Khi nào họ sẽ dừng lại, đó là việc cố gắng ngăn chặn họ nhưng sau đó họ quay lại và làm điều đó một lần nữa”.
Trong khi đó bà Alison, là một người trưởng lão và là người biết chữa bệnh cũng thuộc bộ tộc Gumbaynggirr, bà tin rằng việc khai thác gỗ ảnh hưởng đến đất nước.
Bà nói "Khi cây thở ra đó là những gì chúng ta cần và khi chúng ta thở ra đó là những gì cây cần, vì vậy chúng ta là một trong những sinh thực vật giống nhau, chúng ta có DNA giống như cây".
"Việc khai thác gỗ phải dừng lại ngày hôm nay, nó không thể tiếp tục được nữa, nó đang giết chết những bài hát của chúng tôi".
Trong khi đó Tổng Công ty Lâm nghiệp New South Wales quản lý rừng tiểu bang cho biết, họ đã tham khảo ý kiến của người dân thuộc các quốc gia đầu tiên và các cuộc khảo sát thực địa đã diễn ra để bảo vệ di sản văn hóa.
Thế nhưng một số chủ sở hữu truyền thống như vị trưởng lão cũng thuộc bộ tộc Gumbaynggirr, là ông Micklo Jarrett không đồng ý.
Ông nói "Chúng tôi đã không đồng ý ngay từ đầu, về việc cho phép mọi người đến đây và phá hủy đất đai của chúng tôi".
"Không có tham khảo ý kiến ngay từ đầu, không có sự đồng ý nào được đưa ra ngay từ đầu, cũng như không có sự hiểu biết gì về người Gumbaynggirr bây giờ".
"Theo như tôi quan tâm, không có sự đồng ý và họ phải để yên cho rừng nguyên sinh, trừ khi họ có thể cho tôi thấy rằng có sự đồng ý".
"Nhưng thật điên rồ khi những người đang chặt những cây này, những con gấu túi này là một phần của gia đình và vật tổ của chúng tôi, đang trên bờ vực tuyệt chủng”, Micklo Jarrett.
“Tôi sẽ ủng hộ tất cả các nhóm môi trường đang ở đây và những người ở đây đang chiến đấu, để ngưng việc khai thác gỗ và cho đến khi họ ngừng khai thác gỗ”.
Được biết khu vực khai thác gỗ đã được chính quyền tiểu bang dành riêng, như một phần tương lai của Công viên Koala Quốc gia Lớn, để giúp bảo vệ các loài thú có nguy cơ tuyệt chủng.
Dự án gấu túi kaola được hỗ trợ bởi Hiệp hội Công viên Quốc gia New South Wales với Cơ quan Bảo vệ Môi trường của tiểu bang.
Tổng công ty Lâm nghiệp cho biết, có khoảng 70% diện tích sẽ không được khai thác, bao gồm cả những loại cây được gấu túi ưa thích làm thức ăn và môi trường sống.
Bà Jacqui Mumford là Giám đốc điều hành của Hội đồng Bảo tồn New South Wales, cảnh báo những nỗ lực này có thể tạo ra rủi ro môi trường hơn nữa.
Bà nói “Một cuộc điều tra của quốc hội vào năm 2020 cho thấy, gấu túi kaola sẽ tuyệt chủng ở NSW vào năm 2050 theo tình huống kinh doanh như bình thường".
"Về căn bản chỉ có nghĩa là, nếu chúng ta tiếp tục làm những gì chúng ta đang làm, koalas sẽ tuyệt chủng và đó chính xác là những gì đang xảy ra".
"Chúng tôi đang chứng kiến sự leo thang của việc khai thác gỗ trong công viên, đang phá hủy môi trường sống của gấu túi, mối đe dọa hàng đầu đối với khả năng tồn tại của chúng như một chủng loại".
Trong khi đó dân biểu đảng Xanh là bà Sue Higginson cũng đã ủng hộ, khi cho rằng việc khai thác gỗ có thể gây tổn hại cho khu vực như thế nào và đã nói về chuyện nầy tại quốc hội New South Wales hồi đầu tháng này.
Bà Sue Higginson nói "Nếu khai thác những khu rừng này, chúng ta sẽ khiến chúng dễ bị cháy dữ dội hơn và thường xuyên hơn".
"Bằng cách khai thác gỗ các công viên bản địa công cộng quý giá này, chúng ta thực sự đang khiến các cộng đồng này có nguy cơ hỏa hoạn và lũ lụt”.
Còn ông Micklo Jarrett cho biết, các nhóm từ khắp nơi trong khu vực đã tham gia cùng người dân bộ tộc Gumbaynggirr, trong cuộc biểu tình chống khai thác gỗ.
Ông nói "Tôi sẽ ủng hộ tất cả các nhóm môi trường đang ở đây và những người ở đây đang chiến đấu, để ngưng việc khai thác gỗ và cho đến khi họ ngừng khai thác gỗ".
Lực lượng Cảnh sát New South Wales cho biết, họ công nhận và ủng hộ quyền của các cá nhân và các nhóm được thực hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa, nhưng ưu tiên hàng đầu của họ là sự an toàn của cộng đồng rộng lớn hơn.
Trong khi đó Cơ quan Môi Sinh EPA của tiểu bang cho biết, có các quy tắc nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường sống và sẽ tích cực giám sát các hoạt động khai thác gỗ, cũng như điều tra bất kỳ vi phạm nào có thể xảy ra.