Hình đôi bàn tay của một bà lão (AAP)

 

AUSTRALIA - Số liệu mới cho thấy cứ sáu người cao niên Úc thì có một người từng bị lạm dụng trong 12 tháng qua, và đại dịch COVID 19 khiến vấn đề càng tồi tệ hơn. Xảy ra cùng ngày với Ngày Quốc tế người Cao niên, một chiến dịch mới nhắm mục tiêu đến những kẻ phạm tội hành hạ cao niên, muốn họ phải suy nghĩ thật kỹ về hậu quả trước khi hành động.

 

Uỷ ban Nhân quyền Úc thực hiện chiến dịch nhằm gởi đến công chúng thông điệp rằng người cao niên có thể bị lạm dụng bằng rất nhiều cách… từ lạm dụng tài chính đến lạm dụng thân thể, mục đích để họ có thể phớt lờ những nhu cầu của cao niên.

-Ông ta luôn luôn yêu cầu tôi làm việc. Lái xe chở ông ta đi mua sắm, dẫn ông ta đi bác sĩ, nhưng tôi rất bận và tôi không còn thời gian để làm tất cả những gì ông ta muốn.

-Tôi đã gặp rất nhiều áp lực. Luôn luôn phải làm việc. Những đứa trẻ nhỏ luôn ở bên cạnh, tôi đã không có một kỳ nghỉ cho riêng mình trong nhiều năm. Và khi chúng tôi đi ra ngoài với nhau, tất cả những gì bà ấy làm toàn là phàn nàn. Vì vậy đôi khi cảm giác đó lại ập đến và tôi rất thất vọng.

 

Trên đây là những lời biện minh phổ biến của những kẻ phạm tội lạm dụng người cao niên.

 

Nhưng với những ai đã từng trải qua, thì đó là chính một cảm xúc vô vọng không bờ bến.

-Anh ta là người chăm sóc chính và tôi chẳng yêu cầu gì nhiều. Những gì tôi cần là giúp đỡ mua thực phẩm và chăm sóc y tế. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra nếu tôi lại bị bỏ quên không được uống thuốc một lần nữa.

-Tôi rất cảm kích vì anh ta đã đến. Nhưng tôi thật sự không biết anh ta là kiểu người gì. Điều đó khiến tôi cảm thấy không an toàn.

 

Uỷ viên chống Phân biệt Tuổi tác Kay Paterson nói mục tiêu của chiến dịch là thay đổi nhận thức của những người phạm tội lạm dụng cao niên.

Nhiều người không hiểu rằng những việc họ đang làm chính là sự lạm dụng người cao niên, vì vậy thật sự phải cảnh tỉnh họ, khiến họ suy nghĩ lại về cách thức đối xử với người lớn tuổi. Các hình thức lạm dụng có thể khác nhau nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà vì lý do tuổi tác cao, một người bị đối xử khác biệt, bị hét lớn tiếng, thậm chí chỉ cần cúi người sát vào khi nói chuyện, hoặc nói to vì nghĩ rằng người đó bị điếc, thì đều có thể gọi là sự lạm dụng. Có thể về mặt tinh thần, về tài chính, về giới tính, có thể liên quan đến thân thể hoặc đơn giản chỉ là bị bỏ mặc. Tất cả là về sự đối xử không tôn trọng người cao niên.

 

Những người gặp nguy cơ cao nhất là người cao niên sống cô đơn một mình - yếu tố này càng trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch COVID-19.

 

Viện nghiên cứu Gia đình Úc cho biết cứ 6 người cao niên Úc thì có một người từng bị lạm dụng trong 12 tháng qua.

 

Nhưng bà Kay Paterson nói chỉ có một phần ba số nạn nhân tìm kiếm sự giúp đỡ.

Họ cảm thấy hỗ thẹn vì những gì con trai hay con gái đối xử với mình. Họ lo lắng nếu họ tìm đến sự giúp đỡ thì con cái họ sẽ rút lời yêu cầu giúp đỡ đó. Họ không biết có rất nhiều dịch vụ trợ giúp bên ngoài. Tôi xin nói lại là có rất nhiều dịch vụ trợ giúp bên ngoài và ngày càng nhiều cao niên nhận được sự giúp đỡ, mà không cần phải ra toà. Đó chính là mong muốn của các cao niên, họ muốn có thể thảo luận bằng một cách thức nào đó. Trong trường hợp nếu thân nhân là kẻ phạm tội lạm dụng, tất nhiên không phải lúc nào cũng vậy, thì cao niên luôn mong muốn được thương lượng. Chúng tôi đang xử lý những vụ án mà trong đó đều có yếu tố y tế can thiệp.

 

Uỷ ban nhân quyền nói với các cộng đồng sắc tộc, sự nhận thức về vấn đề lạm dụng cao niên thật sự quan trọng.

 

Lần đầu tiên, uỷ ban tung ra các nguồn tài liệu bao gồm sách và bưu ảnh bằng 20 thứ tiếng.

 

Chiến dịch đã loan tải khi thế giới chào đón Ngày Quốc tế người Cao niên 1/10/2022.

 

Bộ trưởng người Cao niên tại NSW, Mark Coure nói chính phủ khuyến khích người dân lên tiếng chống lại những định kiến tai hại ngăn cản người cao niên tham gia các hoạt động xã hội.

 

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã đăng một dòng tweet kêu gọi cộng đồng thế giới tạo ra nhiều "hoạt động xã hội hòa nhập và thân thiện với người tham dự cao niên".

 

Đó là một nhu cầu mà Ủy ban Nhân quyền nói Úc cần phải có hành động khẩn cấp.

 

Quý vị có thể thông báo vụ lạm dụng người cao niên qua đường dây nóng quốc gia 1800 ELDERHelp – (1800 353 374).