Bộ Trưởng Nội vụ, Clare O’Neil. (Ảnh: SBS)

 

AUSTRALIA - Loại visa dành cho những nhà đầu tư sẽ bị loại bỏ trong ngân sách tháng tới. Bộ trưởng Nội vụ nói không có lý do gì để duy trì dòng visa này vì nó "không đem lại giá trị gì cho quốc gia”.

 

Loại thị thực được cấp cho những người đầu tư ít nhất 5 triệu đô la vào Úc sẽ được xem xét lại, mà theo lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ Clare O'Neil thì loại visa này là một cách hiệu quả để "mua một con đường đến nước Úc”.

 

Visa 188 - loại visa tạm trú dành cho Nhà đầu tư Quan trọng (Significant Investor provisional visa - SIV), thường được gọi là ‘tấm vé vàng’, cho phép những người nộp đơn thành công ở lại Úc tối đa 5 năm nếu họ thực hiện đầu tư vào các quỹ được chấp thuận. Đây cũng là một con đường dẫn đến thường trú nhân.

 

Chương trình này được chính phủ Gillard ban hành vào năm 2012 và đã trải qua nhiều thay đổi khác nhau. Trong một phúc trình năm 2016, Ủy ban Năng suất đã kêu gọi bãi bỏ, cho rằng visa nhà đầu tư là "dễ bị lừa đảo".

 

---

Nói với Sky News, bà O'Neil cho biết dòng visa này là một "vấn đề thực sự lớn", và chính phủ liên bang cam kết sẽ xem xét lại hệ thống di trú của đất nước.

 

Hôm Chủ Nhật vừa rồi, bà nói trong một cuộc phỏng vấn phát sóng "Tôi nghĩ rằng hầu hết người Úc sẽ không thích ý tưởng rằng chúng tôi có một loại visa cho phép người ta bỏ tiền ra để ở lại Úc,”

"Hiện tại, tôi không thể thấy lý do gi để duy trì nó trong chương trình di trú của chúng tôi."

 

Visa 188 hoạt động như thế nào?

Nhắm mục tiêu đến việc đổi mới kinh doanh và đầu tư, dòng visa Nhà đầu tư Quan trọng (subclass 188) dành cho những người đầu tư ít nhất 5 triệu đô la vào các khoản đầu tư được chấp thuận ở Úc. Họ phải đáp ứng các yêu cầu nhất định và có ý định thực sự giữ khoản đầu tư đó trong suốt thời hạn của thị thực.

 

Khoản đầu tư này phải được phân chia giữa vốn đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư tư nhân tăng trưởng (đầu tư vào các công ty mới thành lập và các công ty tư nhân nhỏ), quỹ được quản lý đã được phê duyệt (hỗ trợ các công ty mới nổi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Úc) và "đầu tư cân bằng" vào các quỹ được quản lý.

 

Visa 188 có phí $9.195 đô la cho người nộp đơn chính, có thể kèm theo thành viên gia đình với một khoản phụ phí.

 

Không có yêu cầu về tiếng Anh đối với thị thực và không có giới hạn độ tuổi. Tất cả các ứng viên trên 18 tuổi phải có trình độ tiếng Anh căn bản hoặc phải trả lần thứ hai lệ phí đăng ký.

 

Nếu thành công, họ có thể ở lại Úc trong tối đa năm năm và sau đó nộp đơn xin thường trú nếu đáp ứng các yêu cầu nhất định.

 

Có bao nhiêu visa 188 đã được cấp?

Theo số liệu của Bộ Nội vụ tính đến tháng 6 năm 2020, 2.349 thị thực SIV đã được cấp kể từ khi bắt đầu chương trình vào năm 2012. Trong thời gian này, khoảng 11,7 tỷ đô la đã được dành cho các khoản đầu tư tuân thủ.

 

Khoảng 84,8% tổng số đơn xin thị thực đến từ Trung Quốc và 84,9% trong số đó đã được cấp visa. Khoảng 3,6% thị thực được cấp là từ Hồng Kông.

 

Báo chí Úc đưa tin hơn 7.000 công dân Trung Quốc đã được cấp thị thực theo diện này, trong đó có 2.370 công dân Trung Quốc và hơn 5.000 thành viên gia đình. Những con số này đã được Bộ Nội vụ xác nhận.

 

Tháng trước, tờ báo cũng đưa tin các thành viên của chế độ Hun Sen của Campuchia đang tìm đường vào Úc, với 10 công dân Campuchia giàu có đã được cấp thị thực nhà đầu tư trong 5 năm qua.

 

Những mối quan tâm của chính phủ là gì?

 

Bà O'Neil cho biết loại thị thực này có tác động tiêu cực suốt đời đối với ngân sách liên bang và "thực sự khiến chúng tôi phải tiêu tốn chi phí trung bình cho mỗi người".

 

Bà nói "Đây là những người thường đến ở giai đoạn khá muộn của cuộc đời, thường là khi kết thúc sự nghiệp kinh doanh và đến Úc chỉ để định cư và nghỉ hưu,"

"Bây giờ, visa này không còn hiệu quả cho hệ thống di trú của chúng tôi."

 

“Mua một thi thực không phải là cách hệ thống di trú của chúng tôi nên vận hành”

 

Cựu phó thư ký bộ di trú, Abul Rizvi, đồng ý và nói rằng ông đã chỉ trích kế hoạch này trong nhiều năm.

 

Ông nói với SBS News:

“Tôi nghĩ rằng mua một thi thực không phải là cách hệ thống di trú của chúng tôi nên vận hành.”

 

"Tôi nghĩ rằng đối với dòng tay nghề, cần phải có lợi ích rõ ràng cho xã hội Úc và cho nền kinh tế và ngân sách của Úc. Nếu điều đó không thể chứng minh được, thì thị thực nên được bãi bỏ.”

"Ở giai đoạn này, tôi không thể thấy nước Úc thu được lợi ích nào từ loại thị thực này."

 

Điều gì xảy ra tiếp theo?

 

Số lượng hồ sơ của chương trình thị thực này đã giảm gần một nửa trong năm tài chính do những thay đổi về di trú bắt nguồn từ Hội nghị việc làm và Kỹ năng trong tháng này.

 

Bà O'Neil công bố vào tuần trước rằng loại thị thực này có thể bị loại bỏ hoàn toàn sau khi đánh giá hệ thống di trú của đất nước và sẽ được báo cáo vào cuối tháng 2 năm sau.

 

“Đó là một chương trình thị thực mà tôi nghĩ không đem lại giá trị cho đất nước và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét trong bối cảnh đánh giá di trú mà tôi vừa công bố.”

 

Khi được hỏi liệu chương trình này có bị bãi bỏ hay không, Bộ trưởng nói: "Hiện tại, tôi không thể thấy lý do gì để duy trì nó trong chương trình của chúng tôi."

 

Ông Rizvi cho biết ông ủng hộ việc loại bỏ các thị thực nhà đầu tư liên quan đến "đầu tư thụ động" - nơi nhà đầu tư chỉ được yêu cầu đầu tư tiền chứ không phải quản lý.

 

"Có những luồng thị thực khác trong đó người đó được yêu cầu thành lập và / hoặc điều hành một doanh nghiệp ở Úc và sử dụng người Úc. Tôi nghĩ những loại thị thực đó đáng được giữ lại, vì lợi ích cho nền kinh tế Úc, ngân sách và cho xã hội Úc.”

 

Khi nói đến việc đánh giá hệ thống di trú của chính phủ, ông Rizvi nhận thấy "công lao to lớn" trong việc xem xét từng loại thị thực và đánh giá chúng trên cơ sở lợi ích đối với nước Úc.