Chim ưng peregrine có thể bay với tốc độ lên tới 300 cây số một giờ. (Ảnh: Ofer Levy)

 

NAM ÚC - Chim ưng peregrine có vẻ sẽ đạt được cột mốc quan trọng khi số lượng cá thể đang được phục hồi từ bờ vực tuyệt chủng.

 

Chim săn mồi là loài động vật nhanh nhất hành tinh và tình trạng bảo tồn 'sự quý hiếm' của nó hiện đang được xem xét ở tiểu bang Nam Úc.

 

Các chuyên gia dự đoán rằng tình trạng sẽ được thay đổi, khiến Nam Úc trở thành tiểu bang cuối cùng trong cả nước liệt kê quần thể chim ưng là 'an toàn'.

 

Sau nhiều thập niên bị đầu độc bằng thuốc trừ sâu và bị ngược đãi, sự hồi sinh của loài chim bản địa này đã được mô tả là "đáng chú ý".

 

Chuyên gia điểu học thực địa, Ian Falkenberg - người đã ghi chép và lưu trữ dữ liện về loài chim ưng peregrine trong 40 năm - cho biết nghiên cứu về quần thể của loài chim ưng peregrine đã giúp nước Úc tránh được một "cuộc khủng hoảng môi sinh lớn".

 

Chim ưng peregrine sinh sống ở bất cứ đâu trên thế giới ngoại trừ Nam Cực. (Ảnh: Bert Quandt)

 

Sự hủy học bởi hóa học.

Ông Falkenberg cho biết thuốc trừ sâu được nông dân sử dụng khắp nơi từ những năm 1960 đến những năm 1980 gần như xóa sổ loài ăn thịt bậc cao (động vật ăn thịt đứng đầu chuỗi thức ăn).

 

Ông nói: “Những chất hóa học đó bắt đầu tích tụ trong thực phẩm mà loài chim ưng ăn vào.”

 

"Chim ưng tiêu thụ một lượng nhỏ theo thời gian có nghĩa là chúng bị tích tụ được một liều lượng rất lớn trong một thời gian dài trong cơ thể chúng."

 

Ông Falkenberg cho biết các hóa chất như DDT, vốn được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp, khiến chim ưng đẻ trứng có vỏ mỏng hơn, dẫn đến số lượng chim con nở được giảm đáng kể.

 

Ông nói: “Hóa chất DDT làm giảm 28 phần trăm độ mỏng vỏ trứng và về cơ bản một quả trứng sẽ không nở được nếu ở mức 25 phần trăm.”

"Nếu chúng ta tiếp tục sử dụng những hóa chất này trong một thập niên nữa, về cơ bản, chúng ta sẽ ở trong tình trạng giống như Mỹ và các khu vực ở Âu châu, với loài chim ưng bị xóa sổ ở một số khu vực."

Thuốc trừ sâu thường được nông dân sử dụng trong những năm 1960 và 1980 gần như đẩy chim ưng peregrine vào nguy cơ tuyệt chủng. (Cung cấp: Ofer Levy)

 

Sự suy giảm quần thể đã làm xảy sinh lệnh cấm sử dụng một số loại thuốc trừ sâu độc hại trên khắp đất nước vào cuối những năm 1980.

 

Ông Falkenberg nói: “Chúng ta phải mang ơn rất nhiều vì loài chim ưng peregrine đã cảnh báo các quốc gia khác nhau về sự tàn phá mà những chất hóa học này có thể gây ra”.

"Đó là một câu chuyện tuyệt vời và là một câu chuyện mà bằng cách xem xét các quần thể động vật hoang dã, chúng ta có thể xác định sự lành mạnh của môi sinh."

 

Một con chim ưng peregrine đậu trên tòa nhà ABC Adelaide ở Collinswood. (ABC News: Che Chorley)

 

Mối thù hằn dành cho chim ưng

Chế độ ăn của chim ưng peregrine chủ yếu bao gồm các loài chim khác và chim ưng là một trong những loài săn mồi giỏi nhất trên thế giới.

 

Nhưng sự yêu thích đặc biệt của chim ưng đối với chim bồ câu cũng đã khiến chim ưng trở thành loài bị ngược đãi.

 

Ông Falkenberg nói: “Những con chim ưng Peregrine đã bị đổ lỗi cho việc giết những con chim bồ câu được nuôi để tiêu khiển trong những năm qua.”

 

"Tôi biết điều này, bởi vì rất nhiều chim mà tôi nuôi trong nhiều năm.”

 

Một con chim ưng peregrine bay trong không trung và kẹp chặt con mồi giữa hai chân. (ABC News: Che Chorley)

 

Trong khi việc săn bắn chim ưng peregrine hầu như chỉ còn là dĩ vãng, thì chim ưng vẫn là một chủ đề nóng bỏng giữa những người nuôi chim bồ câu làm trò tiêu khiển.

 

Tom Tirrell đã đua chim bồ câu trong 60 năm và cho biết anh ta mất ít nhất 40 phần trăm số chim bồ câu của mình mỗi mùa bởi chim ưng.

 

Ông nói "Vào lúc này, nếu bạn có được 50 hoặc 100 con chim bồ câu, bạn sẽ phải vật lộn để còn được 20 hoặc 30 con vào cuối mùa giải đua chim bồ câu."

 

Tom Tirrell, người muô chim bồ câu làm trò tiêu khiển, chho biết ông mất gần một nửa đàn của mình bởi chim ưng peregrine. (ABC News: Ethan Rix)

 

Ông Tom Tirrell cho biết những chú chim bồ câu yêu quý của ông không có cơ hội đối đầu với loài chim ưng có khả năng bay tới 300 cây số một giờ.

 

Ông Tirrell nói: “Chim ưng tạo ra sự tàn phá.”

"Chúng không giống như một con chim bồ câu mềm mại, ấm áp, và  đối với tôi chim ưng là loài vô ích."

 

"Chúng là loài săn mồi không hơn không kém."

 

Nhưng ông Falkenberg nói rằng chim ưng peregrine đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm số lượng các loài sinh vật gây hại như chim bồ câu.

 

Ông nói: “Nhiều người đang ra sức miêu tả những con chim ưng này đơn giản chỉ là những kẻ giết hại tàn nhẫn vật nuôi của họ, mà thực ra không phải là như vậy.”

"Chim bồ câu nhà thực sự là một loài động vật hoang dã, và gây ra các vấn đề môi sinh nghiêm trọng ở một số khu vực."

"Chúng chiếm cứ các địa điểm làm tổ của các loài chim bản địa và lây lan dịch bệnh."

"Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng 25 phần trăm chim bồ câu hoang sống xung quanh các tòa nhà có đeo vòng tên ở chân."

 

Một bích chương được dán tại một quán rượu ở Hobart trong thập niên 1970.  (Ảnh: Adam Hardy)

 

Mối thù truyền kiếp giữa những người nuôi chim bồ câu làm trò tiêu khiển và chim ưng peregrine trầm trọng đến mức các nhóm nuôi chim bồ câu trong những năm 1970 đã kêu gọi giết chết chim ưng.

 

Cuộc sống đô thị: 'một sự thay thế hoàn hảo'.

Sau khi gần như bị tuyệt chủng, các chuyên gia tin rằng hiện nay đang có nhiều cá thể chim ưng peregrin hơn bao giờ hết.

 

Có nghĩa là nhiều cá thể chim ưng đã chọn nhiều địa điểm thích hợp với chúng trong đô thị để làm tổ, và tòa nhà nơi ABC Adelaide đặt văn phòng, ở Collinswood, cũng có một tổ chim ưng.

 

Chuyên gia sinh thái học Stuart Collard tin rằng giờ đây cá thể chim ưng peregrine đang hiện diện nhiều hơn bao giờ hết. (ABC News: Che Chorley)

 

Ông Stuart Collard, chuyên gia sinh thái học, cho biết điều đó là do chim ưng peregrine đã thích nghi tốt hơn với môi trường sống trong đô thị so với bất kỳ loài động vật bản địa nào khác.

 

Ông nói: “Chim ưng có thể thích nghi với môi trường sống trong đô thị, vì vậy chúng thường làm tổ trên vách tường thẳng đứng để chúng có thể có được một vị trí từ trên cao nhìn xuống, ví dụ nhưng các bờ tường của các tòa nhà cao tầng cũng là những ví trí hoàn hảo.”

"Vì vậy, chúng có một vị trí thuận lợi trên cao, và được an toàn, và chúng có thể săn mồi."

"Thật tuyệt vời và lạ thường khi loài chim ưng tìm cách sinh sống theo điều kiện thực tế.”

 

Tiến sĩ Collard, người cũng là giám đốc của cơ quan bảo vệ môi sinh Green Adelaide, cho biết tổ chức này đang tìm cách lắp đặt một máy quay phim chim ưng làm tổ theo thời gian thực, giống như máy quy phim được lắp đặt trên đường Collins ở thành phố Melbourne.

 

Tiến sĩ Collard nói: “Chúng tôi rất muốn có một câu chuyện tương tự thu hút hàng nghìn người như ở Victoria.”