Những người ủng hộ cuộc trưng cầu Có và Không đã đệ trình các trường hợp của họ trong cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói trước Quốc hội (AAP) Nguồn: AAP
AUSTRALIA - Trong những tháng tới, mọi gia đình ở Úc sẽ nhận được hai cuốn sách nhỏ trong hộp thư của họ trình bày về hai trường hợp có thể xảy ra trong Cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói Thổ dân trước Quốc hội. Ủy ban Bầu cử Úc sẽ gửi hơn 12 triệu tập sách nhỏ, tuy nhiên chúng vẫn chưa được kiểm tra thực tế và những lời chỉ trích đã xuất hiện.
Ủy ban Bầu cử Úc (AEC) đã công bố những gì sẽ xảy ra trong trường hợp người Úc bỏ phiếu 'Có' và 'Không' cho cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói Thổ dân trước Quốc hội trên trang mạng của mình.
Hai trường hợp sẽ được trình bày dưới dạng cuốn sách nhỏ và gửi đến mọi nhà trong cả nước.
AEC nhấn mạnh rằng các cuốn sách nhỏ được ủy quyền đưa ra hai trường hợp chưa được chỉnh sửa; chưa được kiểm tra thực tế; và đây không phải lời của ủy ban bầu cử.
Người Úc sẽ tiến hành trưng cầu dân ý vào khoảng giữa tháng 10 và tháng 12 để bỏ phiếu về việc đưa một cơ quan cố vấn Thổ dân, được gọi là Tiếng nói trước Quốc hội, vào hiến pháp.
Trường hợp 'Có', do Chính phủ soạn thảo và được các đại diện trong quốc hội tán thành, đề xuất bỏ phiếu Có vì một tương lai tốt đẹp hơn cho người Thổ dân và Dân đảo Torres Strait cũng như tất cả người dân Úc.
Nó nói rằng bỏ phiếu đồng ý là để công nhận người Úc Thổ dân, lắng nghe lời khuyên của họ về những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và đạt được tiến bộ thiết thực trong y tế, giáo dục, việc làm và nhà ở của người Thổ dân.
Trợ lý Bộ trưởng Thổ dân sự vụ, Malarndirri McCarthy nói rằng Tiếng nói là một yêu cầu đơn giản.
Trợ lý Bộ trưởng Thổ dân sự vụ, Malarndirri McCarthy, nói “Tôi hy vọng rằng họ thấy rằng đây thực sự là một yêu cầu đơn giản để có một ủy ban cố vấn cho Nghị viện, không có quyền phủ quyết, không gây ra bất kỳ vấn đề gì về việc Nghị viện có thể ban hành luật.”
Đây là một yêu cầu đơn giản của người dân thuộc các quốc gia đầu tiên và tôi kêu gọi người Úc đồng ý."
Cuốn sách nhỏ ‘Có’ cũng trình bày sự công nhận của những người đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng Thổ dân, từ các biểu tượng thể thao Bản địa, bao gồm Johnathan Thurston, Eddie Betts và Evonne Goolagong Cawley.
Cuốn sách nhỏ ‘Không’, được viết bởi một số thành viên của Liên đảng, kêu gọi "Nếu bạn không biết, hãy bỏ phiếu không".
Nó nói rằng Tiếng nói có rủi ro về mặt pháp lý, sẽ không giúp đỡ người Thổ dân; ủy ban sẽ tồn tại vĩnh viễn, tốn kém và quan liêu.
Phát ngôn nhân của phe đối lập về Thổ dân sự vụ, Jacinta Nampijinpa, người đã giúp viết cuốn sách nhỏ ‘Không’, nói rằng Tiếng nói gây chia rẽ.
Phát ngôn nhân phe đối lập về Thổ dân, Jacinta Nampijinpa, nói "Theo những gì chúng tôi biết, cuộc trưng cầu dân ý về tiếng nói Thổ dân rất rủi ro. Đó không phải là một đề xuất khiêm tốn. Đó là việc tạo ra một sự thay đổi lớn đối với Hiến pháp của chúng ta. Chúng tôi không biết chi tiết tiếng nói là gì.”
“Chúng tôi không biết ai sẽ được đại diện trong Uỷ ban tiếng nói, The voice sẽ đại diện cho họ như thế nào, họ có thể đại diện cho điều gì. Hoàn toàn không biết."
Các cuộc thăm dò ý kiến đo lường sự suy giảm trong việc ủng hộ Tiếng nói.
Cuộc thăm dò ý kiến quốc gia ngày 17 tháng 7 cho thấy mức hỗ trợ giảm xuống còn 41%.
Nhưng một số cuộc thăm dò khác đã ghi nhận kết quả cao hơn.
Thủ tướng Anthony Albanese nói với Sky News rằng chiến dịch 'Có' có thể làm tốt hơn việc quảng bá Tiếng nói và các cuốn sách nhỏ sẽ giúp mọi người hiểu đề xuất này.
"Hầu hết người Úc sẽ tập trung khi cuộc trưng cầu dân ý thực sự được tổ chức. Vẫn còn một khoảng thời gian nữa. Những gì chúng tôi biết là chưa có một chiến dịch đáng kể nào được tiến hành. Chiến dịch cần phải mạnh mẽ hơn."
Quyền Lãnh đạo Đối lập, Sussan Ley, nói rằng Thủ tướng đã không cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về Tiếng nói.
"Lời giải thích mà người Úc mong đợi về Tiếng nói đã không đến từ vị thủ tướng này. Thủ tướng này đã nói hãy tin tưởng chúng tôi.”
“Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết sau cuộc bỏ phiếu, không có quy ước hiến pháp, không có lời giải thích thích hợp nào cho người dân Úc, mà chỉ truyền đạt kiểu phong trào, điều đó là không đủ.”
“Đó là những thông điệp của chúng tôi thông qua cuốn sách nhỏ dành cho những người Úc vì sao nên bỏ phiếu chống".
Nhưng một số người đã chỉ trích cuốn sách ‘Không” có thể gây hiểu lầm cho cử tri.
Đồng Chủ tịch Đối thoại Uluru, Giáo sư Megan Davis và Pat Anderson nói rằng những người thực hiện cuốn sách ‘Không ‘đã sử dụng tiền của người đóng thuế để truyền bá thông tin sai lệch nhằm kìm hãm người Thổ dân.
Luật sư Hiến pháp Greg Craven, người được trích dẫn trong cuốn sách nhỏ ‘Không’ nói rằng Tiếng nói là "thiếu sót nghiêm trọng", nói rằng ông rất tức giận vì đã bị đưa vào sách và sẽ chuyển nó đến ủy ban bầu cử.
Giáo sư Craven cho biết ông đã yêu cầu Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton không đưa các bình luận của mình vào sách vì hiện tại ông sẽ vận động cho Tiếng nói.
Cuốn sách ‘Không’ cũng trích lời Thành viên Nhóm Công tác Trưng cầu Dân ý Thomas Mayo nói rằng Tiếng nói sẽ bãi bỏ các thể chế thuộc địa.
Ông Mayo nói rằng chiến dịch “Không” đưa những bình luận của ông ra khỏi ngữ cảnh để khiến mọi người sợ hãi.
"Chiến dịch- “Không” gây sợ hãi. Những điều này lấy từ các bài phát biểu cũ. Chúng không phải là những gì tiếng nói sẽ làm. Tiếng nói sẽ tập trung vào các vấn đề như y tế, giáo dục và việc làm, chăm sóc đất nước, cải thiện cuộc sống của người dân. Đó là một trong những chiến thuật mà họ dùng."
Thượng nghị sĩ Đảng Tự do Paul Scarr nói rằng mọi người nên biết những người ủng hộ Tiếng nói đã nói gì.
"Những gì chúng tôi đang làm là cung cấp những trích dẫn trực tiếp từ những người ủng hộ tiếng nói. Vì vậy, công chúng Úc có thể tự quyết định xem họ có muốn mạo hiểm thông qua cuộc trưng cầu dân ý này hay không.”
“Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn phù hợp, mọi người có thể nhìn thấy những động lực, những trích dẫn trực tiếp từ những người ủng hộ Tiếng nói."
Nghị sĩ Julian Leeser, người đã thôi giữ chức vụ phát ngôn nhân của phe Đối lập về vấn đề Thổ dân vì có lập trường khác đảng của mình nói rằng các lập luận trong sách không có gì đáng ngạc nhiên.
"Tôi không quan tâm đến những từ ngữ trong tập sách 'Không'. Tôi nghĩ không có lập luận nào đặc biệt đáng ngạc nhiên trong đó. Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải giải thích cho người dân Úc tại sao đây là một sự thay đổi an toàn, thay đổi sẽ mang lại lợi ích cho người Úc gốc Thổ dân và dân đảo Torres Strait."