Một cây ô liu hoang dã ở Nam Úc. Ảnh: Wild Harvest Olive Oil

 

 

 

 

 

 

 

Dùng các loài xâm lấn để làm thức ăn (invasivorism). Đó là chế độ ăn uống thân thiện với môi trường hay một trò tiêu khiển làm vui?

 

 

Trong ba thập kỷ, Phil Mather đã thu hoạch ô liu từ những cây ô liu hoang khắp tiểu bang Nam Úc. Mather, một người làm vườn cảnh, bắt đầu hái trái cây bằng thủ công và ép ra dầu vào những năm đầu 20 tuổi của mình.

 

 

Đó là một trò tiêu khiển theo mùa và nó đã trở thành một công việc kinh doanh trong tám năm qua. Ông nói: “Năm nay tôi đã sản xuất được hơn 1,500 lít dầu, bao gồm gần chín tấn trái cây dại và trái ô liu từ những lùm cây bị bỏ hoang. Hiện ở 51 tuổi, ông bán hầu hết lượng dầu của mình tại địa phương, tại chợ nông sản Willunga và thông qua những người bán lẻ ở Adelaide.

 

 

Ông nói “Ưu tiên một là làm ra một loại dầu phẩm chất cao. Thứ hai là ngăn chặn sự phát tán của ô liu ra khắp môi trường. Đó là hai điều chính thực sự thúc đẩy tôi tiếp tục, bởi vì đó là một nỗ lực cần rất nhiều công sức.”

 

"Thông thường một cây hoang dã tạo ra một tỷ lệ phần trăm dầu thấp hơn trên mỗi ký-lô trái."

 

 

Ông ta thu được khoảng 70 lít dầu từ một tấn trái ô liu hoang dã hái được - ít hơn một phần ba lượng dầu mà quả từ cây ô liu trồng trọt có thể thu được.

 

 

 

Phil Mather hai trái ô liu từ một cây hoang dã. Ảnh: Wild Harvest Olive Oil

 

 

 

 

Nhiều cây ô liu hoang dã xung quanh Adelaide có nguồn gốc từ những cây được trồng vào giữa thế kỷ 19. Chịu hạn và thích nghi tốt với khí hậu địa phương, cây ô liu Âu Châu phát triển tốt ở Úc, nơi có ngành thương mại phát triển mạnh. Nhưng các loài chim và động vật khác phát tán hạt của chúng đã góp phần vào sự mọc lan ra không kiểm soát được, và cây ô liu mọc hoang ở Âu Châu được coi là một loài gây hại thực vật lớn và là một nguy cơ cháy rừng.

 

 

Wild Harvest Olive Oil, của gia đình Mather, là một doanh nghiệp nằm trong số ngày càng có nhiều doanh nghiệp biến các loài xâm hại thành sản phẩm thương mại. Tại Melbourne, Edible Weeds tổ chức các buổi đi bộ hái rau rừng và các sự kiện nấu ăn bằng các loại cây cỏ dại du nhập bao gồm cây cẩm quỳ, đậu chẻ ba, củ cải dại.

 

 

Heo rừng – heo hoang, vì chúng ít được biết đến hơn - đã được bắn hạ có chọn lọc và được xuất cảng trong nhiều năm, nhưng giờ đây cũng là loại thịt chủ yếu của một số nhà hàng địa phương, nấu món heo rừng om hoặc nấu món lasagne. Uni Boom Boom, một nhà hàng ở phía đông nam thành phố Melbourne, chuyên nấu món nhím biển. Mặc dù nhím biển gai có nguồn gốc từ vùng biển nước Úc, nhưng nó đã trở thành một loài sinh vật gây hại trên biển, gây ra sự tàn phá trên diện rộng đối với các khu rừng tảo bẹ.

 

 

Các doanh nghiệp này phục vụ một số thức ăn với ý tưởng: một cách để kiểm soát các loài xâm lấn là dùng chúng để làm thức ăn.

 

 

 

Dùng các loài xâm lấn làm thức ăn (Invasivorism): chế độ ăn uống thân thiện với môi trường hay thú tiêu khiểm làm vui?

 

 

Ý tưởng dùng các loài xâm lấn làm thức ăn - Invasivorism - như một cách kiểm soát các loài gây hại đã trở nên phổ biến trong thập kỷ qua. Cơ sở lý luận là trong cùng một cung cách mà con người đã ăn một số loài động vật bản địa dẫn đến tuyệt chủng, có lẽ con người cũng có thể làm điều tương tự đối với các loài gây hại.

 

 

Tiến sĩ Jennifer Atchison, giảng viên cấp cao dạy môn địa lý và cộng đồng bền vững của Đại học Wollongong, cho biết: “Việc chuyển sang lối suy nghĩ lấy doanh nghiệp làm nền tảng về các loài xâm lấn là một phần của sự thừa nhận rằng kiểm soát các loài xâm lấn liên quan đến việc giết bỏ, và do đó việc giết bỏ đó vấp phải những tình huống khó xử cả về luân lý và đạo đức.”

 

“Một phần lý do đằng sau việc sử dụng các loài xâm lấn theo một cách nào đó, dùng làm thức ăn hoặc dùng làm các loại thứ khác như phân bón, thừa nhận rằng mọi người bác bỏ ý tưởng ‘giết bỏ là lãng phí’ này.”

 

 

Nhưng Atchison nói rằng mặc dù có mục đích tốt, việc thương mại hóa các loài xâm lấn cũng có thể làm mất tập trung vào các vấn đề rộng hơn như khai quang đất, hoặc thiếu kinh phí cho các chương trình môi trường.

 

Bà nói: “Những loài xâm lấn này quá nhiều và quá phổ biến nên phương cách kiểm soát chúng dựa vào nền tảng doanh nghiệp không có được những lợi ích đáng kể về mặt môi trường đối với cảnh quan. “Nếu có bất kỳ lợi ích nào… cho môi trường, những loài xâm lấn này có thể đã được bản địa hóa rồi.”

 

 

 

 

 

Heo rừng - hay heo hoang - đã bị giết có chọn lọc và xuất cảng trong nhiều năm, nhưng hiện là loại thịt chủ yếu trong một số nhà hàng địa phương, được nấu các món thịt om hoặc món lasagne. Ảnh: JohnCarnemolla / Getty Images

 

 

 

 

Chiến lược kiểm soát động vật gây hại của Úc thừa nhận rằng việc quản lý động vật gây hại đòi hỏi nhiều kỹ thuật kiểm soát khác nhau, “bao gồm cả việc sử dụng cho mục đích thương mại nếu thích hợp”. Một số động vật, chẳng hạn như thỏ và cáo, được hiện diện từ rất lâu đến mức hầu như "không thể bị tiêu diệt".

 

 

Ken Lang, chủ doanh nghiệp Yarra Valley Game Meats, người đã nuôi hươu trong 35 năm, cung cấp ngày càng nhiều nguồn thịt nai rừng và các loại thịt thú rừng khác bao gồm thỏ, lạc đà và heo rừng.

 

 

Thịt nai đến từ các lò chế biến thịt ở Nam Úc và Victoria, nơi những người săn bắn có thể mang xác hươu hoang về chế biến theo tiêu chuẩn quy định.

 

 

Công việc kinh doanh này vẫn ổn định ngay cả trong suốt đại dịch Covid-19, nhưng dù vậy Lang vẫn thừa nhận nhu cầu về thịt động vật xâm lấn để tiêu thụ cho con người “vẫn chưa” đủ để giảm quần thể của chúng.

 

 

Tim Low, đồng sáng lập của tổ chức phi chính phủ về kiểm soát các loài xâm lấn - Invasive Species Council - cho biết một nguy cơ của các loài gây hại, có thể dùng làm thức ăn được, là chúng có thể tạo ra động lực kinh tế cho sự tồn tại của các loài xâm lấn.

 

 

Ví dụ, ở Mỹ, các chương trình tiền thưởng thưởng cho những người giết chết heo hoang đã không giúp tiêu diệt loài vật này: một nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng số lượng heo rừng tăng lên trong khi tiền thưởng được đưa ra.

 

Ông Low nói: “Bạn không muốn có tình huống một công ty lại phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp động vật hoang dã.”

 

“Một khi bạn giết một vài nhóm động vật, phần còn lại của chúng lén lút hơn, khó săn lùng hơn, vì vậy về mặt kinh tế, nó kém hấp dẫn. Bạn sẽ nhận được ít lợi nhuận từ những nỗ lực của bạn sau khi theo đuổi công việc này."

 

 

 

Tiến sĩ Ben Hoffmann, chuyên gia sinh thái học về các loài xâm lấn tại CSIRO (The Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation – Tổ Chức Nghiêm Cứu Công Nghiệp và Khoa Học Liên Bang Úc), nói: “Khoa học đã chỉ ra rằng chúng ta không bắt tay vào những hoạt động mạo hiểm như thế này với dự đoán rằng bạn sẽ giảm số lượng các loài.”

 

 

“Loại bỏ các loài xâm lấn ra khỏi môi trường cần có các hành động chiến lược thực sự có mục tiêu… nếu điều đó thậm chí có thể xảy ra”.

 

Ông nói nhưng điều đó không tất yếu làm cho các loài gây hại - có thể dùng làm thức ăn - trở thành vấn đề.

 

 

 

Cá chép: "Tôi luôn luôn có những người muốn đổi món ăn mới."

 

Tracy Hill và chồng cô sở hữu công ty đánh bắt và chế  biến thủy sản Coorong Wild Seafood ở Meningie, tiểu bang Nam Úc, và chuyển sang đánh bắt cá chép khi quần thể các loài cá khác, chẳng hạn như cá rô vàng và cá đối mắt vàng, trở nên khó đánh bắt hơn.

 

 

 

 

 

Món mì puttanesca sốt cá chép, được làm bằng cá chép băm nhỏ. Ảnh: Dougal McFuzzlebutt

 

 

 

Họ sản xuất thịt cá chép băm và cá chép phi lê, loại thịt mà Hill mô tả là “có độ mềm giữa đùi gà mềm và đậu hũ”.

 

 

Hill nói: “thịt băm ăn giống như thịt gà. Mọi người… đánh đồng thịt của các loài xâm lấn có mùi vị kém. Tôi luôn có những người muốn đổi món ăn mới đến đây và nếm thử thịt cá chép, và sau đó họ bắt đầu mua nó một cách thường xuyên”.

 

 

Công ty này hoạt động với quy mô vài tấn cá chép mỗi tháng, cung cấp cho một số nhà hàng ở tiểu bang Nam Úc và hy vọng sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba sản lượng.

 

Hoffmann nói: “Không có lý do gì chúng tôi không thể bán cá chép ở Woolworths dưới dạng phi-lê.”

 

 

“Chúng ta có muốn thấy một ngành công nghiệp cá chép bền vững không? Không, chúng ta muốn loại bỏ chúng. Nhưng chúng ta chưa bao giờ nghe nói về việc cá chép bị đánh bắt đến mức tuyệt chủng ở sông Murray - điều đó sẽ không xảy ra.”

 

Công việc kinh doanh của Hill đang có nguy cơ bị phế bỏ vì một kế hoạch gây tranh cãi là một loại vi-rút gây bệnh mụm rộp (herpes) sẽ được thả ra để giết cá chép ở sông Murray-Darling.

 

 

Bà nói: “Không ai muốn xem việc thu hoạch cá chép như một lựa chọn vì có khả năng ngư dân phải nuôi dưỡng chúng.”

 

 

Về mặt tài chính, lập luận đó không hợp lý bởi vì các loài cá bản địa có lợi nhuận thương mại hơn nhiều.

 

 

Bà nói tiếp “Tôi không cần phải chăm sóc cá chép - lưu vực sông Murray-Darling tự chăm sóc cá chép. Chúng tôi chỉ đang đưa ra một giải pháp tiềm năng cho vấn đề."

(Theo theguardian.com)