Thủ Tướng Scott Morrison tại Hội Nghị Ngành Nhựa Quốc Gia - National Plastics Summit tại Nghị Viện, thủ đô Canberra, vào hôm thứ Hai, ngày 2 tháng Ba, 2020. (AAP Image/Mick Tsikas)Nguồn: AAP
(Theo SBS Việt ngữ)
Thủ tướng Scott Morison đã mô tả hệ thống tái chế của Úc sẽ có một 'sự lột xác' khi ông hứa hẹn sẽ cải tổ hệ thống này như một phần của cam kết lớn hơn để giải quyết vấn đề rác thải ngày càng gia tăng của đất nước.
Thủ tướng Scott Morrison cam kết sẽ khắc phục 'vấn đề nhựa' cho thế hệ tương lai.
Ông hiện đang thúc đẩy các lãnh đạo của tiểu bang và các vùng lãnh thổ đặt giá trị lớn hơn vào việc thu mua rác tái chế, nhằm giúp thúc đẩy nền kinh tế và tạo công ăn việc làm.
Ông Morrison hứa hẹn sẽ cải tổ hệ thống tái chế rác của Úc.
"Chỉ có 21% chất thải nhựa được người dân bỏ vào thùng màu vàng để tái chế thực sự. Chúng ta đang lãng phí rất nhiều. Có một lời hứa ngầm. Qúy vị đã nhận được thùng rác tái chế, quý vị bỏ rác nhựa vào đó, và mong đợi điều đúng đắn được thực hiện với các loại rác thải này.
Nhưng điều quan trọng là chúng ta cần có các chương trình để giải quyết nguồn nguyên liệu này, vậy thì lời hứa đó mới được thực hiện. Nếu không, mọi người sẽ từ bỏ thói quen phân loại, và vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn."
Mỗi năm tám triệu tấn nhựa kết thúc ở đại dương của chúng ta.
Hơn một triệu tấn rác nhựa được xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng đến tháng 7 năm nay, việc xuất khẩu rác sẽ chấm dứt.
Kể từ năm 2018, ngành kỹ nghệ tái chế đã chịu áp lực sau khi Trung Quốc, một trong những nhà nhập khẩu chất thải tái chế lớn nhất từ Úc, đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt đối với loại rác thải gửi đến cho họ.
Tổng trưởng Môi trường, Sussan Ley nói rằng ngành tái chế rac của Úc cần phải thích nghi.
“Không có lý do gì để bỏ thêm tiền vào kỹ nghệ tái chế nếu ngành nhựa được phép tiếp tục sản xuất nhựa sử dụng một lần.”
"Chúng tôi sẽ xây dựng khả năng xử lý rác thải, điều đó có nghĩa là Úc thực sự có thể bắt đầu một nền kinh tế Úc tự cung tự cấp trong chuỗi tái chế. Chúng ta đang thấy những dòng chất thải sạch mới thông qua các chương trình ký gửi container, cùng các sáng kiến khác. Một số công việc mà chúng tôi sẽ làm là nâng cấp các cơ sở tái chế vật liệu".
Tuy nhiên lãnh đạo đảng Xanh Adam Bandt nói rằng các biện pháp này không đi đủ xa.
"Không có lý do gì để bỏ thêm tiền vào kỹ nghệ tái chế nếu ngành nhựa được phép tiếp tục sản xuất nhựa sử dụng một lần. Nếu chúng ta đầu tư tiền để hỗ trợ ngành tái chế hơn thì cần phải thực hiện một cách minh bạch và ngành nhựa cũng cần phải đẩy mạnh. Chúng ta cần cấm sử dụng nhựa chỉ dùng một lần".
Hiện các thương hiệu lớn như Nestle cho biết họ sẽ thu thập 750 tấn nhựa được gọi là nhựa mềm, như gói bánh quy từ 100.000 hộ gia đình, trong khi McDonalds hứa hẹn sẽ loại bỏ dao kéo nhựa của mình và thay thế bằng phiên bản gỗ.
Đảng Xanh cho biết các vấn đề với nhựa làm nổi bật vấn đề lớn hơn của biến đổi khí hậu. Họ đang giới thiệu một dự luật khẩn cấp về khí hậu trước Hạ viện.
"Đã đến lúc nói sự thật, chính phủ cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu, tập hợp một nội các để hành động. Tin tốt là chỉ cần có ba người thuộc đảng Tự do thông qua thì dự luật này có thể trở thành luật."
Dự luật này nhận được sự hỗ trợ của nghị sĩ độc lập Zali Steggall.
“Đạo luật về biến đổi khí hậu có sự hỗ trợ của một số lượng lớn người Úc muốn có các chính sách hợp lý để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Như Greg Mullins đã nói trong một cuộc biểu tình vào Chủ nhật của 1500 người Úc ở phía Bắc Sydney, đã đến lúc các chính trị gia bỏ phiếu chống lại các dự luật về khí hậu của chính đảng mình."
Dự luật khẩn cấp về khí hậu khó có thể được thông qua nếu không có sự hỗ trợ của Liên đảng.