Một buổi lễ được tổ chức ở công viên tưởng niệm Wangayarta Smithfield Memorial Park. Nguồn: NITV

 

 

 

NAM ÚC - Hơn 100 bộ hài cốt người Thổ dân tại viện bảo tàng Nam Úc đã được đưa về lại Lãnh Thổ Kaurna của họ ở phía Bắc Adelaide. Đây có lẽ sẽ là vụ cải táng lớn nhất từ trước tới giờ về số hai cốt người Thổ dân.

 

 

Một buổi lễ khói đã được tổ chức để đưa hương linh người chết về lại đất đai của họ.

 

 

Hơn 100 hài cốt của người Thổ dân tộc Kaurna đã được trao lại để đưa về cải táng trên lãnh thổ của họ, lãnh thổ hợp pháp của họ trước kia cũng như bây giờ.

 

 

Các bộ hài cốt này được cải táng từng người một bằng tất cả sự quan tâm và tôn trọng.

 

Alan Sumner mở đầu quá trình hồi hương cho các bộ hài cốt cho biết đây là một sự kiện quan trọng đối với người dân Kaurna và khơi dậy nhiều cảm xúc.

 

“Cảm giác buồn; lòng người nặng trĩu; nhưng cũng sẽ có thời gian để chào đón và tiễn đưa tiền nhân của chúng tôi hôm nay đã về nơi an nghỉ cuối cùng."

 

 

Thiếu tá Moogy Sumner đã tham gia rất nhiều vào các cuộc hồi hương các bộ hài cốt này về lại lãnh thổ của họ.

 

"Tôi đã tham gia hồi hương trong khoảng 40 nămnay, đã đi khắp nơi trên thế giới, đưa mọi người - các tổ tiên của chúng tôi về lại quê nhà. Và tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này. Đây là điều mà tất cả chúng ta - trong cộng đồng của chúng ta ở khắp mọi nơi, cần: một nơi đặc biệt, nơi chúng tôi đưa tiền nhân của chúng tôi đến nơi an nghỉ và họ sẽ không bao giờ bị đào lên nữa. Không bao giờ được cho vào hộp, vận chuyển qua bên kia thế giới. Rất nhiều người trong số họ đã đến đó bằng những chiếc thuyền buồm vào những năm 1800. Khi tôi đưa họ trở về lại quê nhà tôi nói chuyện với họ, tôi hát những bài hát về đất đai, và về thế giới rằng nó đã thay đổi như thế nào. Và tôi cũng nói với họ rằng quý vị, vì lý do gì đó đã ra đi trên một chiếc thuyền buồm, bây giờ quý vị sẽ về nhà trong chiếc 747; và chúng tôi đã có một trận cười sảng khoái."

 

 

Ngôi nhà mới của họ, Công viên Tưởng niệm Wangayarta Smithfield, được xây dựng đặc biệt cho dịp này.

 

 

Giờ đây, nơi này sẽ trở thành nơi lưu giữ tất cả những gì còn lại của tộc Kaurna những người được hồi hương về lại đất đai mình.

 

 

Bô lão Kaurna, Dì Madge Wanganeen là một trong số người đảm nhiệm công việc hồi hương các bộ hài cốt chia sẻ.

 

“Chúng tôi là cộng đồng Kaurna, đây là một ngày lịch sử đối với chúng tôi. Đây là một ngày có thể được công nhận và nó không chỉ về cộng đồng Kaurna, mà là dành cho tất cả các cộng đồng Thổ dân của chúng tôi ngoài kia. Đây là bước đầu tiên để có thể làm điều đúng đắn, và nó cần phải được thực hiện. Chúng tôi còn có rất nhiều tổ tiên vẫn còn nằm trong hộp trên mọi miền đất nước, cần được đưa về quê hương."

 

 

Rất nhiều hài cốt có niên đại từ giữa đến cuối những năm 1800.

 

 

Nhiều bộ hài cốt đã không còn toàn vẹn, và John Carty, Trưởng bộ phận Nhân văn tại Bảo tàng Nam Úc nói rằng điều quan trọng là phải làm đúng.

 

 

Trong một bài phát biểu đầy xúc động, ông bày tỏ lời xin lỗi về những gì đã xảy ra trong quá khứ.

 

“Rất nhiều người trong số những tổ tiên này đã bị xáo trộn khỏi nơi an nghỉ của họ bởi việc xây dựng những con đường cho chúng ta đi, văn phòng chúng ta làm việc, nhà cửa cho chúng ta sinh sống. Nỗi đau và phiền muộn này cần phải được nói lên một cách rõ ràng để mọi người cùng nghe, không phải để nhắc lại quá khứ hay để làm nặng nề thêm. Tôi xin thay mặt cho Trường Đại học, xin thay mặt tất cả chúng ta, xin lỗi rằng các tiền nhân chúng tôi đã không coi tổ tiên các bạn như anh chị em. Xin lỗi các bạn vì điều đó. Nhưng xin lỗi không chỉ là lời nói mà nó phải được thể hiện bằng hành động của chúng ta. Và nơi xinh đẹp này mà chúng ta đang đứng - Wangayarta - là kết quả của những hành động đó."

 

 

Việc hồi hương hơn 100 hài cốt của tổ tiên hôm thứ Ba chỉ là bước đầu tiên.

 

 

Hiện vẫn còn khoảng 500 hài cốt của tổ tiên Kaurna được lưu trữ tại Bảo tàng Nam Úc.

 

 

Họ sẽ được chôn ở cùng một chỗ khi thời gian đến.

 

 

Thủ hiến Nam Úc Steven Marshall nói rằng việc hồi hương là trách nhiệm của tất cả người dân Nam Úc.

 

“Di tích của tổ tiên Thổ dân trong quá khứ đến các viện bảo tàng và cơ sở lưu giữ, ngày nay thì chúng ta coi việc này là xấu xí và không thể hiểu được. Nhưng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm hiểu lịch sử của mình và có hành động thích hợp để đáp lại việc hồi hương của tổ tiên Thổ dân. Đó không chỉ là mối quan tâm của các tổ chức như Bảo tàng Nam Úc và Đại học Adelaide. Đó là trách nhiệm của chính phủ và là trách nhiệm của toàn xã hội."

 

 

Trong các viện bảo tàng trên khắp đất nước, vẫn còn khoảng bốn nghìn rưỡi di cốt tổ tiên của những người thuộc các Quốc gia đầu tiên và người Úc Đầu tiên - Những người Thổ dân các cư dân đầu tiên của lục địa Úc.