Và họ không nhận được bất kỳ hỗ trợ xã hội nào. Chính phủ liên bang đang được kêu gọi thực hiện lời hứa sửa đổi các quy định nhập tịch để họ không phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Trong một khu nhà cũ kỹ tềnh toành ở nội thành Sydney, Jonathan Amai đang tận hưởng ánh nắng buổi sáng.
Anh đã sống trong tình trạng vạ vật hơn một năm nay.
Không có nhiều việc làm do bị phong tỏa và hạn chế bởi COVID-19, cộng thêm gia đình đổ vỡ, anh đã không thể tìm được một nơi ở hợp túi tiền và trở thành người vô gia cư.
"Công việc của tôi ở Blacktown nên tôi muốn tìm một chổ ở gần đó nhất có thể. Nhưng từ đây đến Blacktown, kể cả tất cả các vùng ngoại ô xung quanh đều nằm ngoài túi tiền của tôi. Sau khi trừ tiền hỗ trợ nuôi con, trả tiền các hóa đơn hàng tuần tôi chẳng còn bao nhiêu, thật khó khăn để kiếm đủ sống qua ngày."
Người đàn ông 31 tuổi sinh tại New Zealand này đang vật lộn để ổn định lại cuộc sống không chỉ cho mình mà còn cho hai cô con gái sinh ra ở Úc của anh.
"Tôi đã định về nhà từ rất lâu nếu như không vì hai con gái nhỏ của tôi ở đây. Chúng là lý do duy nhất khiến tôi vẫn ở đây ở Úc, và là công việc của tôi."
Nhưng không có sự hỗ trợ của chính phủ, việc ra khỏi tình trạng vô gia cư dường như gần như không thể.
Và anh nghĩ nó không công bằng.
"Tôi đã ở Úc được 8, 9 năm rồi, đã làm việc kể từ khi tôi ở đây, và đóng thuế suốt thời gian đó, nhưng tôi không hiểu tại sao chúng tôi lại phải trả thuế trong khi chúng tôi không đủ điều kiện mua bất kỳ nhà ở nào hoặc nhận bất kỳ lợi ích. Tôi không đến Úc để nhảy vào để mong hưởng các quyền lợi, nhưng sẽ rất tốt nếu nó có để phòng khi có điều gì xảy ra với công việc của mình. Bởi vì nếu các bạn đến New Zealand thì sẽ khác hẳn, bạn có đủ điều kiện cho mọi thứ . Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại khác nhau."
Anh Amai là một trong khoảng hai chục cư dân đã tìm tới tá túc tại khu nhà cơ nhỡ của Quỹ Haymarket Foundation ở Sydney.
Tại đây ngoài nhóm người New Zealand còn có một số người không nhà khác, những người cơ nhỡ và thường không có nơi nào khác để đi.
Gowan Vyse là Tổng Giám đốc điều hành của Haymarket Foundation.
Olivia "Những người tìm tới đây họ không đủ điều kiện để nhận hỗ trợ thu nhập hoặc nhà ở. Vì vậy, họ buộc phải ở tìm tới đây tá túc một thời gian vì không có cách nào để xin nhà ở của chính phủ. Chừng nào chính phủ chưa ra tay giải quyết vấn đề cho cả hai bên, thì không họ vẫn phải chịu cảnh như vầy và không có hy vọng nào cho những cư dân này."
Bà Vyse cho biết Quỹ Haymarket là một trong số ít các tổ chức phi lợi nhuận cung cấp nơi cư trú cho những người cơ nhỡ không phải công dân Úc vì vậy họ không nhận được sự hỗ trợ của chính phủ cho những người khách trú này.
Bà muốn thấy điều này cần được thay đổi.
"Chúng tôi không được trợ cấp để hỗ trợ những người khách đó, vì vậy chúng tôi phải gây quỹ để trang trải chi phí của mình - chi phí khoảng 80.000 đô la một năm để hỗ trợ một người không có thường trú hoặc công dân New Zealand ở đây. Nếu có một nguồn tài trợ dành riêng để hỗ trợ công dân New Zealand, chúng tôi có thể giúp họ tìm nhà ở và tìm thấy hy vọng cho tương lai."
Những người New Zealand đến Úc sinh sống trước năm 2001 có thị thực loại đặc biệt 'được bảo vệ' - nghĩa là họ có các quyền giống như công dân Úc.
Nhưng những người đến sau ngày đó thì không.
Theo thỏa thuận hiện tại, công dân New Zealand vẫn nhận được Medicare nhưng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp ốm đau hoặc tàn tật và hỗ trợ nhà ở.
Nếu người Úc đến New Zealand sinh sống, họ có thể tiếp cận tất cả những thứ này.
Erin Longbottom từ Dịch vụ Y tế cho Người vô gia cư tại Bệnh viện Saint Vincent cho biết vấn đề này đã được đưa lên hàng đầu một lần nữa trong thời gian phong tỏa.
Trong khi người Úc vô gia cư được chính quyền tiểu bang và vùng lãnh thổ cung cấp chỗ ở tại khách sạn, thì những người vô gia cư không quốc tịch lại không được hưởng quyền lợi tương tự.
Bà Longbottom nói rằng khá phũ phàng khi nhìn những người bị bỏ lại trên đường phố.
"Có một số lượng lớn công dân New Zealand ở trong nội thành. Khoảng 30% dân vô gia cư là công dân New Zealand. Họ thực sự là những người vô hình và không ai hỗ trợ họ, vì vậy chúng ta cần phải làm gì đó đây."
Nhập quốc tịch Úc sẽ là giải pháp hiển nhiên, nhưng con đường để có được quốc tịch này phức tạp và tốn kém.
Đó là theo Lola Sheenagh.
Cô gái người New Zealand hiện đang làm nhân viên hỗ trợ đồng đẳng cho St Vincent, bản thân cô cũng là người vô gia cư chỉ mới cách đây hai năm.
"Thực sự không có con đường nào để có được thường trú nhân hoặc quyền công dân, và điều này làm tôi thực sự phiền muộn. Tôi thích sống ở Úc và tôi yêu cuộc sống mà tôi đã xây dựng ở đây, nhưng không sẽ có được cảm giác an cư ngay cả khi tôi đã ở đây cho đến khi tôi chết."
Nhưng vẫn có hy vọng ở phía chân trời.
Vào tháng 6 năm nay, Thủ tướng Úc Anthony Albanese và bà Jacinda Ardern của New Zealand đã gặp nhau tại Sydney để thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm cả việc đối xử với người New Zealand tại Úc.
Bà Ardern nói với các phóng viên rằng lãnh đạo hai nước đã đồng ý làm việc về mối quan hệ có đi có lại hơn giữa hai quốc gia láng giềng, bao gồm cả việc cải thiện thủ tục nhập tịch để trở thành công dân.
"Đảm bảo có một thủ tục và quy định rõ ràng rành mạch và an toàn để xin thường trú nhân và có quyền công dân cho những người cần nó ở Úc. Đây không phải là vấn đề mới trong mối quan hệ. Nhưng đây là một Chính phủ mới."
Tuy nhiên, hiện tại, những thách thức hàng ngày trong việc cung cấp chỗ ở và thức ăn cho những người cơ nhỡ không quốc tịch vẫn nhờ vào các tổ chức phi lợi nhuận.
Một tổ chức từ thiện do người Maori điều hành có tên Taotoko Whanau ở Melbourne đóng gói thực phẩm hai lần một tuần cho hơn 200 người.
Người đứng đầu tổ chức là John Wickham nói rằng những gói thực phẩm này được gởi cho những gia đình đang rất cần.
"Đó là những ông bố bà mẹ có mấy đứa con. Chúng tôi cũng có một số gia đình đông con và đang phải vật lộn để kiếm sống. Có gia đình cả nhà chỉ có một đầu lương một công việc cho tất cả các thành viên trong gia đình của họ."
Ông hoan nghênh bất kỳ giải pháp lâu dài nào có thể giảm bớt căng thẳng cho những gia đình này.
Cũng nên nhớ rằng mặc dù các cư dân này đến từ New Zealand, nhiều người trong số họ đã định cư ở Úc trong nhiều thập niên và coi đây như là nhà của mình.
"Chúng tôi đã có rất nhiều người quay về lại New Zealand trong thời gian COVID vì họ không nhận được sự một sự hỗ trợ nào để có thể tồn tại trong đại dịch. Tuy nhiên, rất nhiều gia đình này đã ở đây trong nhiều năm và rất nhiều trẻ em được sinh ra ở đây. Vì vậy, không dễ dàng như mọi người nghĩ chỉ cần đóng gói và bước qua bên hồ là xong là về."