Hình ảnh: SBS News

 

 

 

Phiên điều trần công khai đầu tiên về cuộc điều tra các siêu thị lớn của Úc, đang xem xét các vấn đề như động lực định giá và biên lợi nhuận của các công ty bán lẻ lớn. Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc - hay ACCC - đang dẫn đầu cuộc điều tra, với các siêu thị lớn Woolworths và Coles dự trù sẽ xuất hiện trước cuộc điều trần. Cuộc điều tra đã lắng nghe những người ủng hộ người tiêu dùng nêu lên mối quan ngại về vật giá, tình trạng mất an ninh lương thực và mất lòng tin vào giá cả.

 

Với tư cách là Giám đốc Chiến dịch và Truyền thông tại nhóm bảo vệ người tiêu dùng CHOICE, bà Rosie Thomas đã nhận thấy rằng giá siêu thị ở Tiwi Islands, một cộng đồng Thổ dân xa xôi ở Lãnh Thổ Bắc Úc có thể cao hơn nhiều, so với ở Sydney hoặc Melbourne.

 

Rosie Thomas nói, "Có một hộp súp cà chua, được bán với giá 2,50 đô-la tại các siêu thị lớn ở các thành phố thủ phủ, nhưng giá của nó là 7 đô-la tại các cửa hàng ở Tiwi Islands”.

 

Được biết chi phí vận chuyển đã bị đổ lỗi cho mức giá tăng gần gấp 3 lần, nhưng bà Thomas vẫn cho biết giá được đặt ở mức cao vô lý.

 

Bà Rosie Thomas nói, "Nếu bạn chi 150 đô-la trong cửa hàng, bạn sẽ phải trả khoảng 30 đô-la phí vận chuyển trên xà lan, nhưng cùng một loại hàng hóa đó, có thể có giá 400 đô-la trong cửa hàng”.

 

Đây chỉ là một trong những vấn đề được nêu ra tại phiên điều trần đầu tiên của cuộc điều tra về siêu thị hôm Thứ Tư, ngày 7 tháng Mười một.

 

Cuộc điều tra do Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc dẫn đầu, đã được chính phủ liên bang đưa ra vào tháng Một, sau một loạt báo cáo về tình trạng tăng giá quá mức và tình trạng được gọi là skrinkflation, tức là hành động giữ nguyên giá, nhưng thu nhỏ kích thước hoặc khối lượng sản phẩm, thậm chí đôi khi là giảm chất lượng sản phẩm.

 

Cuộc điều tra đầu tiên lắng nghe ý kiến từ các nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sẽ xem xét các hoạt động định giá của các siêu thị, cũng như các vấn đề về chuỗi cung ứng.

 

Martina Kingi là cố vấn tài chính cao cấp, tại Mạng lưới Hỗ trợ Người tiêu dùng Bản địa.

 

Bà cho biết, việc các siêu thị bán sản phẩm với giá cao hơn nhiều ở các vùng xa xôi, nơi thường có cộng đồng người bản địa sinh sống, không phải là vấn đề mới.

 

Bà Kingi nói rằng tình trạng tăng giá quá mức trong thời gian dài, đã ảnh hưởng rất lớn đến phúc lợi của người bản địa.

 

Martina Kingi nói, "Mục đích chính của việc ăn 3 bữa một ngày hầu như không phải vậy, điều đó không xảy ra trong cộng đồng".

"Bạn biết đấy, nếu bạn có thể ăn 2 bữa một ngày, bạn đang làm khá tốt".

"Chúng ta đều biết, số liệu thống kê về sức khỏe của người dân bản địa và người dân đảo Torres Strait chết khi còn trẻ, rồi bệnh tiểu đường, bệnh thận, tất cả những thứ tương tự, và chế độ ăn uống có lẽ là chế độ ăn uống và di truyền, chế độ ăn uống chủ yếu là lý do cho điều này”.

 

Bà cũng nhớ lại chuyến đi gần đây của mình đến Derby ở Tây Úc, nơi bà đã đến cửa hàng Woolworths địa phương, chỉ để thấy rất nhiều sản phẩm không đề giá, trong khi không có sản phẩm vệ sinh nào được giảm giá.

 

Bà cũng cho biết các cộng đồng Thổ dân xa xôi, thiếu nhiều loại sản phẩm, bao gồm cả nông sản tươi và sữa.

 

Bà Martina Kingi nói, "Tôi không nghĩ mình từng uống sữa tươi trong cộng đồng, mà dùng sữa bột hoặc sữa UHT tức là đã tiệt trùng, đó chỉ là một ví dụ".

"Nhưng đúng vậy, thành thật mà nói, tôi thậm chí không nghĩ một số cửa hàng trong cộng đồng có bán sữa tươi”.

 

Được biết vào tháng Chín, một báo cáo tạm thời của ACCC phát hiện ra rằng, nhiều người Úc đã mất lòng tin vào siêu thị và họ lo ngại về giá cả cao hơn, cũng như khó khăn trong việc phân biệt, liệu các chương trình khuyến mại đặc biệt có thực sự hay không.

 

 

Ông Mick Keogh là phó chủ tịch của ACCC cho biết, cuộc điều tra sẽ giải quyết những câu hỏi thực sự và sự hoài nghi xung quanh giá cả siêu thị.

Ông Mick Keogh nói, "Các vấn đề đang được xem xét trong cuộc điều tra này, là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều người Úc hiện nay, cũng như cuộc điều tra này được tiến hành vào thời điểm các gia đình Úc, đang phải đối mặt với áp lực đáng kể về chi phí sinh hoạt, bao gồm cả chi phí tăng cao của hàng tạp hóa”.

 

Được biết vào tháng Chín, một báo cáo tạm thời của ACCC phát hiện ra rằng, nhiều người Úc đã mất lòng tin vào siêu thị và họ lo ngại về giá cả cao hơn, cũng như khó khăn trong việc phân biệt, liệu các chương trình khuyến mại đặc biệt có thực sự hay không.

 

Ông Mick Keogh là phó chủ tịch của ACCC cho biết, cuộc điều tra sẽ giải quyết những câu hỏi thực sự và sự hoài nghi xung quanh giá cả siêu thị.