Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, Subrahmanyam Jaishankar, cho biết Ấn Độ và Úc đang thảo luận về một hiệp định thương mại tự do song phương, sau quyết định rút khỏi nhóm hiệp định thương mại do Trung Quốc hậu thuẫn.
Ông Jaishankar nói trong một cuộc phỏng vấn với Học Viện Lowy – Lowy Institute, có trụ sở tại Úc, rằng : “Đang có cuộc thảo luận về một hiệp định thương mại tự do, một hiệp định thương mại tự do song phương, vì như bạn biết đấy, chúng tôi đã không ký kết hiệp định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP).
Mười lăm nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã ký hiệp định RCEP vào tháng trước, tạo thành khối thương mại tự do lớn nhất thế giới không bao gồm Hoa Kỳ.
Bộ Trưởng Ngoại giao, Subrahmanyam Jaishankar (bên tay phải) cho hay ông muốn hợp tác thương mại nhiều hơn với Úc. Credit: AP
Ấn Độ đã rút khỏi các cuộc đàm phán hiệp định RCEP vào tháng 11 năm ngoái, nhưng các nhà lãnh đạo nhóm ASEAN cho biết cánh cửa vẫn mở cho Ấn Độ tham gia.
Hiệp định RCEP là nhóm gồm 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn Quốc, Úc, New Zealand.
Ông Jaishankar cũng cho biết Ấn Độ và Úc sẽ có “quan hệ quốc phòng bền chặt”, đồng thời ông hy vọng sẽ có sự hợp tác thương mại mạnh mẽ.
Tháng trước, Ấn Độ cùng với Úc, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua, được coi là một phần trong nỗ lực nhằm cân bằng sức mạnh kinh tế và quân sự rộng lớn của Trung Quốc trong khu vực.
Diễn biến này diễn ra khi Bộ trưởng Thương mại Úc, Simon Birmingham, cáo buộc Trung Quốc phá hoại thỏa thuận thương mại tự do thông qua một loạt lệnh trừng phạt đối với hàng hóa Úc.
Thượng nghị sĩ Birmingham nói rằng việc tấn công vào thương mại và hạn chế đối với hàng xuất cảng của Úc vi phạm thỏa thuận năm 2015, và cũng đặt ra câu hỏi về việc Trung Quốc có tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới hay không.
Hôm thứ Tư, Ông nói trước Thượng viện rằng : “Bản chất có mục tiêu của các biện pháp của chính quyền Trung Quốc đối với hàng hóa của Úc làm dấy lên lo ngại về việc liệu Trung Quốc có tuân thủ văn bản và tinh thần của các nghĩa vụ của Hiệp Định Thương Mại Tự Do Úc-Trung (China - Australia Free Trade Agreement) và của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) hay không”.
BBT.
(Theo 7news)