Công nghệ mua sắm trực tuyến đã thay đổi hình ảnh ngành bán lẻ. Ảnh: Getty / Oscar Wong/Getty Images

 

Một nghiên cứu mới cho thấy những người làm việc trong lĩnh vực bán lẻ đang bị ảnh hưởng bởi công nghệ và họ cảm thấy bị áp lực bởi những phát triển gần đây.

 

Khi việc phong tỏa hay đóng cửa đã trở thành dĩ vãng, người mua sắm giờ đây thoải mái quay trở lại các trung tâm thương mại và mua sắm trên khắp nước Úc.

 

Nhưng họ đang quay trở lại một môi trường hơi khác biệt - khi mua sắm trực tuyến trở thành một lĩnh vực có sức hút lớn hơn.

 

Alan Oster, là kinh tế gia thâm niên của Ngân hàng Quốc gia Úc, cho biết: "Nếu chúng ta nhìn vào Hoa Kỳ sẽ thấy có tới khoảng 15 phần trăm giao dịch mua bán trực tuyến, và ở Úc là 12 phần trăm. Vì vậy, tôi cho rằng về lâu dài rằng, mua sắm trực tuyến sẽ trở thành một giải pháp thay thế ngày càng khả thi hơn cho người mua hàng."

Mặc dù công nghệ đang làm cho cuộc sống của người mua sắm trở nên dễ dàng hơn, thì nhân viên bán lẻ lại không cảm thấy như vậy.

 

Một nghiên cứu mới của Đại học Quốc gia Úc và Đại học Sydney cho thấy một số nhân viên cảm thấy bị áp lực bởi sự phát triển của công nghệ.

 

Nhân viên tại các cửa hàng và trung tâm phân phối ngày càng phải sử dụng công nghệ mới, và theo nghiên cứu, 74 phần trăm người tham gia khảo sát muốn được đào tạo thêm.

 

Bà Ariadne Vromen từ đại học quốc gia Úc (ANU) cho biết đó là một sự điều chỉnh lớn cần thực hiện - bởi vì những thay đổi đã xảy ra sau một đại dịch trên toàn thế giới.

"Việc này thực sự không nhất thiết là chuyện thiếu đào tạo. Ngành này đã thay đổi nhanh chóng trong thời gian Covid, khi mọi thứ chuyển sang trực tuyến, cả về cách chúng ta với tư cách là khách hàng và còn cả cách phân phối được thực hiện. Công nghệ đang thay đổi nhanh chóng trên diện rộng.''

 

“Hoa Kỳ có tới khoảng 15 phần trăm giao dịch mua bán trực tuyến, và ở Úc là 12%. Mua sắm trực tuyến sẽ trở thành một giải pháp thay thế ngày càng khả thi hơn cho người mua hàng.”

 

 

Một số công nghệ liên quan đến cách các giao dịch mua được xử lý và gửi đến khách hàng trong không gian mua sắm trực tuyến.

 

Đồng thời, nó cũng liên quan đến công nghệ trong chính lĩnh vực bán lẻ và cách người lao động được quản lý.

 

Hơn một phần ba công nghệ, chẳng hạn như camera an ninh, đang được sử dụng để kiểm tra nhân viên một cách không cần thiết, trong khi gần một nửa nhân viên cho rằng phản hồi của khách hàng là một cách khác để đánh giá chất lượng công việc.

 

Người lao động không nói tiếng Anh cũng cho biết họ cảm thấy dễ bị dịch chuyển do thay đổi công nghệ.

 

Bà Ariadne Vromen cho biết một số người mà họ đã khảo sát cũng lo lắng về việc công nghệ sẽ khiến họ mất việc làm.

"Chúng tôi phát hiện ra rằng mọi người quan tâm hơn nhiều đến việc thuê lao động rẻ. Khi họ làm công việc bình thường, bấp bênh và không có hợp đồng bảo đảm, họ thực sự cảm thấy mối đe dọa mất việc.”

“Hơn nữa, họ cảm thấy mối đe dọa của việc không có kỹ năng công nghệ để theo kịp công việc của mình."

 

Nhưng bà Vromen nói rằng những người làm nghề bán lẻ không cần quá lo lắng.

 

Bà cho biết sự xuất hiện của các công nghệ mới trong thời gian COVID có nghĩa có thêm nhiều loại công việc khác nhau - điều này không có nghĩa là sẽ có ít công việc hơn.

"Dịch vụ khách hàng vẫn cần phải diễn ra ngay cả khi mua sắm trực tuyến. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng sự thay đổi đó không nhất thiết phải trong môi trường làm việc trực tiếp mà là sự tương tác với khách hàng trực tuyến, kiến thức về sản phẩm, bán sản phẩm và mở rộng các loại thị trường."

 

Kinh tế gia Alan Oster nói rằng đây là những điều chỉnh lớn đối với lĩnh vực này.

 

Nhưng ông nhấn mạnh ngành bán lẻ phải điều chỉnh, vì mua sắm trực tuyến trở thành con đường của tương lai.

"Chắc chắn nếu chúng ta đang nói về năm đến mười năm tới, mua sắm trực tuyến sẽ chiếm tỷ lệ lớn hơn.”

“Việc này thuận tiện và một số người thích điều đó. Khi bạn trở nên có ít thời gian hơn, nếu các siêu thị có thể giao hàng hóa của bạn đến tận nhà, đó là một cách dễ dàng hơn để mua sắm."