Bộ Trưởng Cho Người Úc Bản Địa- Minister for Indigenous Australians, Ken Wyatt (bên trái) và đồng Chủ tịch của Hội Đồng Liên Hiệp về vấn đề Thu Hẹp Khoảng Cách – Joint Council on Closing the Gap - Pat Turner, Nguồn: AAP
Một thỏa thuận mới được thông qua hôm thứ sáu ngày 3 tháng 7, theo đó cho các nhóm Thổ Dân có tiếng nói nhiều hơn trong mục tiêu Thu Ngắn Khoảng Cách và làm thế nào để đạt được mục tiêu nói trên. Có 16 đề án được đặt ra để thay thế cho một chiến lược đã không thành công, trong việc giảm bớt các bất lợi của người Thổ Dân Úc.
Lần đầu tiên các lãnh tụ thuộc cộng đồng Thổ Dân được cho một ghế tại bàn thảo luận về việc xét lại các mục tiêu về Thu Hẹp Khoảng Cách.
Sau 18 tháng thương thuyết, một bước tiến mới đã được hình thành nhàm Thu Hẹp Khoảng Cách giữa Thổ Dân và những người Úc không phải là Thổ Dân.
Trong một dự thảo cuả bảng thỏa thuận, người đứng đầu liên hiệp Thổ Dân là Pat Turner nói rằng, mọi chuyện có giá trị nhiều hơn chỉ là những lời nói suông.
Bà Pat Turner nói “Thỏa thuận đại diện cho một cơ hội để tạo ra một sự khác biệt thực sự đối với đời sống của người Thổ Dân, gia đình và cộng đồng chúng ta nữa".
Sau cuộc họp hôm thứ sáu ngày 3 tháng 7, giữa các nhà lãnh đạo Thổ Dân cùng chính phủ liên bang và tiểu bang, 7 mục tiêu nhằm Thu Hẹp Khoảng Cách nay được nới rộng thành 16 điểm.
Các mục tiêu bao gồm giáo dục, nhân dụng, y tế và phúc lợi, an toàn, gia cư, đất đai và nguồn nước, cùng với ngôn ngữ Thổ Dân và dân bán đảo Torres.
Bà Pat Turner nói thêm “Thỏa thuận toàn quốc này có khả năng thiết lập một nền tảng chính sách mạnh mẽ, để mang lại những gì mà người dân chúng ta mong mỏi từ lâu, nhằm tạo sự khác biệt".
"Nó cũng liên quan đến cách thức mới, được thiết lập theo thỏa thuận mới, để Thu Hẹp Khoảng Cách giữa người Thổ Dân và các chính phủ trên khắp nước”.
16 mục tiêu mới được đề ra cùng với 4 việc cải tổ ưu tiên.
Việc này bảo đảm là các mục tiêu do người Thổ Dân hướng dẫn và bao gồm các quan ngại của hơn 4 ngàn người Thổ Dân và dân bán đảo Torres, đáp ứng trong việc đổi mới chiến thuật.
Tổng Trưởng Thổ Dân Sự Vụ, ông Ken Wyatt nói rằng các đề nghị hình thành một nền tảng quan trọng, để theo dõi các tiến triển.
Ông Ken Wyatt nói “Nó sẽ thay đổi đường lối mà tất cả chúng ta sẽ cùng làm việc lẫn nhau, để cải thiện cuộc sống của người Thổ Dân trong thập niên tới hay xa hơn trong tương lai".
"Thỏa thuận đề ra các cải tổ theo các ưu tiên mới cũng như các mục tiêu đầy tham vọng, mà các ưu tiên này trở thành một nền tảng quan trọng cho thỏa thuận nói trên”.
Một mục tiêu mới, là hạ thấp mức độ người Thổ Dân trong tù.
Mức độ trung bình mỗi ngày của Thổ Dân và dân bán đảo Torres bị tù, đã tăng gấp đôi so với một thập niên qua.
Các con số của Nha Thống kê cho thấy, có hơn 2500 người Thổ Dân và dân bán đảo Torres trên tổng số 100 ngàn người bị tù.
Chủ tịch hiệp hội có tên là Thay đổi Hồ sơ do người Thổ Dân đứng đầu là bà Sophie Trevitt hy vọng, sẽ giảm bớt con số Thổ Dân trong tù.
Bà Sophie Travitt nói “Luật lệ như nhắm vào phạt vạ những người say sưa ở nơi công cộng, rồi bỏ tù họ mà lẽ ra họ không phải ở đó".
"Luật lệ có thể thay đổi qua một đêm và tạo nên khác biệt lớn lao về sự cách biệt giữa người Thổ Dân và không phải là Thổ Dân”.
Trong số người Thổ Dân trong tù, có ít nhất 70 phần trăm là trẻ em.
Người đứng đầu viện có tên là 'Stronger and Smarter' tạm dịch là 'Mạnh Mẽ Hơn và Thông Minh Hơn', ông John Davis nói rằng đó là một chuyện đáng hỗ thẹn.
Ông John Davis nói “Công việc khó khăn đã được thực hiện và câu chuyện khoa trương cũng đã kể rồi".
"Một loạt người Thổ Dân của chúng tôi bị giam giữ trên con số trung bình của toàn quốc".
"Việc này không thể chấp nhận được và mục tiêu dài hạn hơn từ đó để đạt được sự tương đương, cũng không được chấp nhận”.
Ông Wyatt đã bỏ đi một dự thảo đề nghị bị rò rỉ, nhằm cân bằng con số Thổ Dân bị tù vào năm 2093.
Ông cho biết đề ra mục tiêu đến hơn 70 năm trước, sẽ không mang lại thay đổi nào cả.
Ông Ken Wyatt nói “Những vận động nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng đã không được Liên bang hỗ trợ, không chỉ các vị Tổng Bộ Trưởng và cũng trong buổi nói chuyện của tôi với Pat Turner".
"Các tài liệu bị rò rỉ cho thấy điều đó là chúng không có thực, chúng tôi hành động nhằm đạt được các kết quả cụ thể và sẽ mang lại các thay đổi”.
Việc này theo sau nhiều năm thảo luận về sự thiếu sót những tham vọng trong một số mục tiêu, cùng mức độ thấp kém kể từ khi chiến thuật Thu Hẹp Khoảng Cách được bắt đầu 12 năm trước.
Trong khi chính phủ liên bang hy vọng đề ra thêm các việc tài trợ, nữ phát ngôn nhân đối lập về Thổ Dân sự vụ là bà Linda Burney vẫn còn quan ngại.
Bà Linda Burney nói “Tôi nghĩ các mục tiêu phải mất một thời gian để phát triển và đạt được".
"Thế nhưng Lao động muốn thấy không chỉ là các mục tiêu đầy tham vọng, mà còn là cách tài trợ thích hợp để chắc chắn rằng các mục tiêu thực sự đạt đến và chuyện này đòi hỏi những cam kết không chỉ ở mức độ liên bang mà cà tiểu bang và lãnh thổ nữa”.
Chi tiết của các mục tiêu sẽ không được loan báo, cho đến khi Thủ Tướng Scott Morrison và các nhà lãnh đạo tiểu bang và lãnh thổ ký kết, trong cuộc họp Nội các toàn quốc vào thứ sáu ngày 10 tháng 7 sắp tới.