Một cuộc khảo sát cho thấy những ý kiến khác nhau trong nhóm người Úc gốc Hoa về sự can thiệp từ nước ngoài vào Úc được nhắc đến trên các phương truyền thông.  

 

 

 

 

 

Một báo cáo mới cho thấy, cộng đồng người Úc gốc Hoa bị phân cực về sự can thiệp có chủ đích của Bắc Kinh vào chính trường Úc, trong khi chỉ một phần ba số người được hỏi coi dân chủ là hình thức quản trị tốt nhất.

 

 

 

Một nửa cộng đồng người Úc gốc Hoa cũng tin rằng phương tiện truyền thông Úc đưa tin về Trung Quốc là quá khắc nghiệt,  trong khi nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều nhất, là WeChat,  và trang mạng xã hội như Tân Hoa xã (Xinhua) và Nhân dân Nhật báo (People's Daily) do Bắc Kinh kiểm soát để đưa tin.

 

Viện Lowy (Lowy Institute) đã thăm dò ý kiến ​​của hơn 1,000 người Úc gốc Hoa cho cuộc khảo sát này, 3/4 trong số 1,000 người này là công dân Úc hoặc là thường trú nhân. Có hơn 1,2 triệu người gốc Hoa hiện đang sống ở Úc.

 

 

Trong số 1004 người được hỏi, khoảng 10% số này được sinh ra ở Úc.

 

 

Cuộc khảo sát cho thấy khoảng một nửa số người Úc gốc Hoa trong số này cho rằng sự can thiệp của nước ngoài được các chính trị gia và nhà báo Úc "chú ý quá nhiều", trong khi gần 40% cho rằng những sự cam thiệt của nước ngoài vào Úc được "quan tâm quá ít".

 

 

 

 

Trước đó, Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng với luật đầu tư và chống can thiệp nước ngoài của Úc, việc loại trừ Huawei khỏi mạng 5G, và công khai chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền.

 

 

Trung Quốc cũng từ chối việc tìm cách can thiệp vào chính trị liên bang, hoặc tiểu bang Úc, trong bối cảnh cảnh báo từ cơ quan tình báo và an ninh Úc (ASIO) cho rằng các cơ quan tình báo nước ngoài đang ra sức nuôi dưỡng các chính trị gia Úc.

 

 

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra trở nên xấu đi vào năm 2020 sau khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

 

 

Trung Quốc sau đó đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công thương mại nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu của Úc, bao gồm các lệnh cấm và thuế quan đối với than, gỗ, ngũ cốc và hải sản.

 

 

 

 

Báo cáo của cuộc khỏa sát này cũng cho thấy một số người Úc gốc Hoa lo ngại về việc bị giới truyền thông miêu tả một cách vô căn cứ là điệp viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

 

Trong khi hơn 70% những người được khảo sát cảm thấy thuộc về nước Úc, hơn một phần ba trong số này cảm thấy họ bị đối xử tồi tệ trong 12 tháng qua, và gần một phần năm nói rằng bị đe dọa hoặc tấn công về thể chất.

 

 

Những người được hỏi cho rằng mối quan hệ rộng lớn hơn giữa Úc và Trung Quốc, và hậu quả của đại dịch COVID-19 là những lý do cho sự đối xử tiêu cực này.

 

 

Đồng tác giả của báo cáo, Jennifer Hsu, cho biết "Cuộc khảo sát này tái khẳng định rằng các cuộc tranh luận về sự can thiệp của nước ngoài và căng thẳng thương mại chỉ là một phần của các sự kiện chính trị và những câu chuyện định hình cuộc sống của người Úc gốc Hoa".

 

 

Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy chỉ một phần ba người Úc gốc Hoa coi dân chủ là hình thức quản trị cao nhất, , trong khi sự thành công trong ứng phó đại dịch COVID-19 của Bắc Kinh đã khiến hơn 40% người được hỏi cảm nhận rằng mô hình quản trị của Trung Quốc thuận lợi hơn.

 

 

Dữ liệu của ANU (Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi) được công bố vào hôm Chủ nhật cho thấy đầu tư của Trung Quốc vào Úc đã giảm hơn 60% trong năm 2020.

 

 

Cơ sở dữ liệu của trường đại học này chỉ ghi nhận hơn 1 tỷ đô-la đầu tư của Trung Quốc vào Úc vào năm 2020, giảm so với 2,6 tỷ đô-la của năm trước đó.

 

 

Hơn 85% khoản đầu tư đó đến từ các công ty Trung Quốc được thành lập tại Úc, và không đến trực tiếp từ các công ty nước ngoài.

(Theo au.news.yahoo.com)