Nho dại, Ampelocissus acetosa, quả ăn được, Rễ có thể ăn được sau khi rang, và lá dùng để cuốn thịt nấu ăn, Top End, Vùng Lãnh thổ Bắc Úc. Nguồn: Getty / Auscape/Universal Images Group qua Getty

 

AUSTRALIA – Các chuyên gia khoa học Úc muốn dành ưu tiên nhiều hơn cho nền khoa học của người Thổ Dân. Họ cho rằng đó có thể là nguồn tài nguyên về cơ hội việc làm quý giá, cũng như có thể giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

 

Hiệp Hội Khoa học và Công nghệ Úc viết tắt là STA nói rằng, kiến thức bản địa cần phải được nâng cao hơn, trong danh sách ưu tiên của chính phủ liên bang.

 

Bộ trưởng Khoa học Ed Husic, đã xem xét các ưu tiên của tổ chức Khoa học và Nghiên cứu Quốc gia, rồi đưa ra dự thảo về những ưu tiên đó.

 

Thế nhưng Chủ Tịch của Hiệp Hội Khoa học và Công nghệ Úc, bà Misha Schubert, nói rằng họ muốn thấy một phương cách làm việc khác biệt.

Bà nói "Những gì Khoa học và Công nghệ Úc muốn thấy, với tư cách là một cơ quan cao nhất cho ngành của chúng tôi là một phương thức kép, nơi cả hai đan xen kiến thức bản địa thông qua mọi thách thức khác".

"Điều đó giúp đạt được tương lai phát thải ròng bằng không và ngăn chặn sự mất đa dạng sinh học, cũng như đó là giải quyết những thách thức sức khỏe lớn lao mà người Úc sẽ tiếp tục phải đối mặt".

"Ngoài ra còn để thấy rằng, chúng tôi coi kiến thức bản địa là ưu tiên độc lập của riêng họ, để nhận ra đây là kiến thức quan trọng đối với nước Úc theo đúng nghĩa của nó, không chỉ là trong việc thúc đẩy các mục tiêu khác cho đất nước".

 

Được biết danh sách ưu tiên do Bộ trưởng Khoa học công bố, xác định các lãnh vực nghiên cứu sẽ được coi trọng nhất trong thập niên tới.

 

Nhưng Phó Hiệu trưởng tại Đại học Tasmania, Giáo sư Ian Anderson đồng ý với STA và nói rằng khoa học bản địa cần phải có không gian riêng.

Giáo sư Ian Anderson nói "Kiến thức bản địa là một lãnh vực theo đúng nghĩa của nó, cần được khám phá và phát triển, cũng như phân tích và đối chiếu để đóng góp cho kiến thức của khoa học, nó không nên được xem là một ngành khoa học thứ cấp".

 

 

Vậy khoa học bản địa mà họ đề cập đến là gì?

 

Chủ tịch Toàn Quốc Hiệp hội Giáo dục Đại học Thổ dân và Đảo Torres, bà Sadie Heckenberg, cho biết khoa học bản địa đã được thực hành và nghiên cứu trong một thời gian rất dài.

Bà nói “Khi chúng ta nghĩ về khoa học, nghĩ về cách chúng ta thực hiện nghiên cứu đặc biệt này trong môi trường nghiên cứu này, chúng ta thực sự cần phải thừa nhận rằng khi chúng ta làm việc với các nhà khoa học bản địa, làm việc với các dân tộc bản địa, chúng ta đang thấy kiến thức đã tồn tại trong một thời gian rất dài".

"Thậm chí chúng ta không thể nghĩ về việc kiến thức đã được truyền đạt, thông qua lịch sử truyền miệng đến mức nào, từ thế hệ này sang thế hệ khác và điều đó tạo ra sự thay đổi trong môi trường đó".

"Với tư cách là những người đang làm việc tại Úc, chúng tôi luôn làm việc trên vùng đất của Thổ dân và đảo Torres, vì vậy chúng tôi thực sự cần phải tôn trọng tiến trình thực sự tuyệt vời đó ".

 

Còn Giáo sư Anderson nói về một số ứng dụng của kiến thức bản địa, vào các lãnh vực nghiên cứu khoa học hiện đại.

“Các cơ hội nghiên cứu chính trong lãnh vực khoa học bản địa, là thực sự ghi lại kiến thức truyền thống".

"Như tôi đã nói, kiến thức này tồn tại trong văn hóa bản địa và có sẵn trong các cộng đồng bản địa, nhưng nó chưa được ghi lại theo cách mà các nhà khoa học có thể hiểu hoặc quản lý nó, cũng như áp dụng vào những thách thức đương đại".

"Trong các lãnh vực như y tế, phát triển kinh tế, có tất cả những loại thách thức mà chúng tôi thực sự tìm thấy giá trị khi làm việc với người bản địa, đưa nó vào lãnh vực khoa học đương đại, theo những cách thức thực sự dẫn đến kiến thức mới và ứng dụng kiến thức này”.

 

Trong khi đó Chủ tịch Toàn quốc Hiệp hội Giáo dục Đại học Thổ dân và Đảo Torres, Giáo sư Heckenberg cũng nói rằng, ưu tiên độc lập cho khoa học bản địa, cuối cùng sẽ dẫn đến nhiều cơ hội việc làm hơn.

“Vì vậy khi nghĩ về các lãnh vực nghiên cứu mới khác nhau đang được điều tra, chúng tôi đang xem xét cách thức có thể hợp tác nhiều hơn".

"Làm thế nào chúng ta có thể cung cấp nhiều cơ hội hơn cho cộng đồng và cho những người nắm giữ kiến thức, có thể không nhất thiết phải có bằng cấp, nhưng có nhiều kiến thức hơn rất nhiều người khác trong kinh nghiệm đó".

"Vì vậy, sau đó chúng tôi đang suy nghĩ về việc có nhiều cơ hội học bổng hơn, có nhiều cơ hội hơn cho ai đó, có thể nghiên cứu tiến sĩ hay nghiên cứu thạc sĩ không, chúng tôi có nhiều cơ hội hơn khi nghiên cứu cộng đồng đang trong dự án".

"Đó là những điều thực sự quan trọng, khi chúng ta nghĩ về hành vi tôn trọng đó và thông điệp tôn trọng mà chúng ta cần có, trong mọi việc chúng ta làm".

 

Bà Schubert, ở tổ chức Khoa học và Công nghệ Úc nói rằng, kiến thức ẩn giấu trong khoa học bản địa cũng có thể chứng minh rất quan trọng, trong việc hỗ trợ các vấn đề như biến đổi khí hậu.

"Nếu chúng ta nghĩ về những thách thức lớn lao tiếp theo mà Úc và thế giới sẽ phải đối mặt, đó là tốc độ biến đổi khí hậu ngày càng nhanh, những thách thức to lớn và phức tạp về sức khỏe con người mà chúng ta sắp phải đối mặt, cũng như chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo, dự đoán và chuẩn bị cho thời điểm mà tình trạng kháng kháng sinh xảy ra và chúng ta không còn bất kỳ loại phòng thủ nào chống lại vi khuẩn".

"Tất cả những điều này, những thách thức mà Úc và nhân loại phải đối mặt có thể được nâng cao đáng kể, bằng cách rút ra sâu hơn từ kiến thức bản địa, đó là chương đầu tiên dài hạn của nền tảng khoa học và kiến thức đương đại của Úc”.

 

Thế nhưng vẫn còn phải xem liệu Bộ Khoa học có xem xét các khuyến nghị của STA hay không.