Tổ chức mới sẽ được đặt tên là Đại học Adelaide (Adelaide University). (ABC News: Rory McClaren)

 

NAM ÚC - Một trong những học viện đã cảnh báo Việc không hợp nhất hai trường đại học lớn nhất của tiểu bang Nam Úc có thể khiến tổ chức hợp nhất mới này phải trả 250 triệu đô-la,  nhưng sinh viên cho biết các câu hỏi vẫn chưa được giải đáp về tình trạng mất việc làm và tác động đối với giáo dục.

 

Một ủy ban nghị viện được thành lập để xem xét kỹ lưỡng việc sáp nhập hai trường đại học Adelaide và Nam Úc cũng đã nghe nói rằng cả hai trường này có thể phải chịu "hậu quả không thể khắc phục" nếu việc sáp nhập bị trì hoãn.

 

Hai trường đại học đã đạt được một thỏa thuận lịch sử với chính quyền tiểu bang hồi tháng Bảy, để hợp lực và trở thành một trong những tổ chức giáo dục đại học lớn nhất trong cả nước.

 

Họ đã đặt ra thời hạn vào tháng Một năm 2026 sẽ khai trương "Đại học Adelaide" cho sinh viên trong nước và quốc tế.

 

Nhưng hiệu phó Đại học Nam Úc, David Lloyd, cho biết đề xuất sáp nhập không thể tiến hành trừ khi nghị viện tiểu bang thông qua luật mới vào đầu năm tới.

 

Ông nói với ủy ban, rằng, “Nếu luật không được ban hành vào thời điểm đó, chúng tôi sẽ không có giấy phép, chúng tôi sẽ không được công nhận và trường đại học sẽ không mở.”

 

 

David Lloyd cho biết luật này cần được quốc hội thông qua vào đầu năm 2024 để đảm bảo Đại học Adelaide có thể mở cửa đúng tiến độ. (ABC News: Che Chorley )

 

Ông nói rằng sự chậm trễ sẽ rất bất lợi cho việc tuyển sinh, bao gồm cả sinh viên quốc tế, vì mất đi cơ hội thu vào hàng triệu đô-la.

Ông nói "Chúng tôi sẽ không thể tuyển mộ sinh viên quốc tế. Tín hiệu gửi đến nhân viên của chúng tôi, về thời gian gián đoạn, sẽ có tác động lớn.”

 

“Chúng tôi thực hiện một đợt tuyển sinh vào giữa năm hoặc chúng tôi thực hiện vào năm sau, vì vậy tác động tối thiểu đối với việc trì hoãn là sáu tháng và giá trị của sáu tháng đó là 250 triệu đô-la.”

 

Hiệu trưởng đại học Nam Úc (UniSA), Pauline Carr, cho biết việc trì hoãn thông qua luật tại nghị viên cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín của tiểu bang.

 

Bà nói: “Nếu để sự chậm trễ xảy ra, sẽ có những hậu quả không thể khắc phục đối với các tổ chức, nhân viên và sinh viên của chúng tôi, và nói thẳng ra là uy tín đối với giáo dục đại học trong khu vực tài phán này”.

 

Hiệu trưởng Đại Học Nam Úc (UniSA), Pauline Carr, cho biết việc trì hoãn thông qua luật tại nghị viện cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín của tiểu bang. (ABC News: Che Chorley)

 

 

Chính quyền tiểu bang Nam Úc đã đồng ý chi 300 triệu đô-la cho hai nguồn quỹ thường trực mà từ đó tiền thu lại được từ các khoản đầu tư sẽ được chi tiêu cho việc nghiên cứu và các khoản học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

 

Thủ hiến Peter Malinauskas cho biết ông muốn nghị viện thông qua luật sáp nhập trường đại học trước cuối năm nay. Ông nói “Đã có rất nhiều bằng chứng được đưa ra trước ủy ban về lợi ích của việc sáp nhập hai trường đại học lại với nhau,”

"Tôi hy vọng các thông tin khích lệ sẽ được nói đến nhiều như các yếu tố khác để mọi người có thể đưa ra đánh giá cân nhắc."

 

Tuy vậy, phát ngôn viên giáo dục của phe đối lập, John Gardner, cho biết ông muốn đọc báo cáo tiền hợp nhất khả thi do hai trường đại học soạn ra trước khi đưa ra "quan điểm hợp lý và có cân nhắc".

Ông nói “Tôi quan tâm đến chi tiết trong báo cáo hoạt động khả thi và những rủi ro thất bại với kế hoạch hợp nhất,”

"Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa được cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về tính thành công do hội đồng trường đại học đưa ra."

 

 

Hiệu phó Trường Đại học Adelaide, Peter Høj, cho biết Đại học Adelaide mới sẽ là trường đại học lớn thứ năm về số lượng sinh viên trong cả nước.

 

 

Hiệu phó Trường Đại học Adelaide (University of Adelaide), Peter Høj, nói rằng trường đại học Adelaide University có thể trở thành một trong 5 trường đại học lớn nhất nước. (Ảnh được cung cấp: University of Queensland, abc.net.au)

 

 

Ông cho biết năm trường đại học được xếp hạng tốt nhất ở Úc cũng là năm trường lớn nhất.

 

Ông nói: “Theo các thỏa thuận tài trợ hiện tại ở Úc, quy mô rất quan trọng.”

"Có một số khóa học có thể sẽ luôn khả thi do nhu cầu của sinh viên, nhưng cũng có những khóa học khác mà tiểu bang có quyền mong đợi lãnh vực giáo dục đại học có thể cung cấp.”

"Những khóa học đó có thể không được cung cấp riêng lẻ ở quy mô mà chúng tôi có, và những khóa học đó có thể được duy trì trong tương lai với một nhóm sinh viên lớn hơn nhiều."

 

Nhưng nhiều sinh viên đã bày tỏ sự dè dặt, trong đó có Ellie Hall, sinh viên khoa lịch sử của Đại học Adelaide, người đã giúp tổ chức một diễn đàn phản đối việc sáp nhập.

 

Cô nói "Đó là một vụ sáp nhập khá lộn xộn. Họ đang mô hình hóa nó dựa trên vụ sáp nhập với Uni of Manchester, và sự sáp nhập đó thực sự làm cho hơn 400 người mất việc làm,"

"Trường đại học đang cố gắng nói với sinh viên rằng điều đó sẽ tốt cho họ, nhưng sinh viên ngầm hiểu rằng đó là một điều khá tồi tệ."

 

Sinh viên khoa lịch sử, Ellie Hall, đang phản đối các kế hoạch. (ABC News: Che Chorley )

 

 

Nghiên cứu sinh tiến sĩ và là nhân viên làm việc bán thời gian, Nix Herriot, cho biết nhân viên đã phản ứng với ý kiến sáp nhập với thái độ hoài nghi và cho rằng việc sáp nhập "không được thúc đẩy bởi những gì sẽ tốt cho sinh viên hoặc cho nhân viên".

 

Anh nói "Chỉ một phần tư số nhân viên ủng hộ việc sáp nhập,"

“Chúng ta đã có nhiều năm sáp nhập và tái cấu trúc, điều này có nghĩa là ít lựa chọn hơn cho các khóa học của sinh viên, việc làm bị mất, và tôi nghĩ điều này sẽ được lặp lại ở quy mô lớn hơn.”

"Các trường đại học đang ngày càng trở thành xu hướng để trở thành những nhà máy sản xuất bằng cấp có lợi nhuận."

 

Hội đồng Đại diện Sinh viên (Student Representative Council - SRC) của Đại học University of Adelaide đã đệ trình lên ủy ban, yêu cầu hội đoàn sinh viên được đưa vào luật mới của trường đại học, cũng như mức phí hội sinh viên tối thiểu và tăng cường đại diện trong Hội đồng Đại học.

 

Chủ tịch SRC, là Georgia Thomas, nói  “Chúng tôi muốn thấy các nhóm có hoàn cảnh khó khăn tốt nghiệp với tỷ lệ cao hơn nhiều so với hiện tại, chúng tôi muốn thấy tỷ lệ duy trì cao hơn và chúng tôi muốn sự hài lòng của sinh viên tăng vọt.”

 

 

Georgia Thomas cho biết hầu hết các sinh viên sẽ tốt nghiệp trong giai đoạn sáp nhập đều chọn ghi tên Đại học University of Adelaide trên bằng cấp của họ. (Ảnh: được cung cấp, abc.net.au)

 

 

Tuần trước, cô Thomas nói với ủy ban rằng các sinh viên thiếu các phương thức để nói lên mối quan tâm của họ.

 

Cô nói “Có một chút lo lắng rằng việc sáp nhập được thực hiện quá nhanh và không có cách chính thức nào khác để sinh viên đưa ra ý kiến hoặc cảm xúc và suy nghĩ của họ về thông báo này, đây là một thông báo rất quan trọng.”

 

Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên UniSA, Isaac Solomon, cho biết một trong những điều "được bảo đảm" mà sinh viên mong muốn từ việc sáp nhập là môi trường dành cho sinh viên và giáo dục "chất lượng cao hơn".

 

Anh nói: “Mọi người thực sự đánh giá cao cơ hội cho những sinh viên không có cơ hội được học hành.”

"Đó là điều cần tiếp tục trong cấu trúc đại học mới, nếu việc sáp nhập xảy ra."