Các sản phẩm mỹ phẩm dành cho phụ nữ được trưng bày tại một hiệu thuốc ở Melbourne (Ảnh: SBS)

 

 

AUSTRALIA – Người dân Úc có thể đang bôi hóa chất độc hại lên mặt hàng ngày mà không hề biết.

 

New Zealand đang có lệnh cấm, EU đang dần loại bỏ và ngày càng nhiều tiểu bang ở Mỹ hạn chế sử dụng hóa chất PFAS trong mỹ phẩm. Nhưng các chuyên gia cho rằng Úc, đang 'đi sau' trong việc hạn chế tiếp xúc với cái gọi là 'hóa chất vĩnh cữu.

 

Các chất Per và polyfluoroalkyl được gọi là PFAS là một nhóm gồm hơn 4 ngàn hóa chất tổng hợp, có thể được thêm vào các mỹ phẩm, để làm cho chúng nóng lên, tẩy vết bẩn, bôi trơn hoặc chống nước.

 

Chúng có thể được sử dụng, để giúp làm mịn da hoặc làm cho sản phẩm bền hơn, hãy nghĩ đến son môi, phấn mắt và kem nền 'lâu trôi'.

 

Brad Clarke nói "Chúng ta có nên lo lắng về điều này không, chắc chắn là có".

"Mọi người có biết rằng, họ đang bị phơi bày theo cách này không, tôi muốn nói phần lớn là không".

"Và tôi nghĩ mọi người nên được lựa chọn, liệu họ có bôi những hóa chất này lên da hay không”.

 

Đó là lời của Tiến sĩ Brad Clarke, giảng viên cao cấp về khoa học môi trường và hóa học phân tích tại Đại học Melbourne.

 

Ông cho biết, PFAS gây rủi ro cho cả con người và môi trường, vì chúng không có khả năng phân hủy.

Ông nói "PFAS rất bền trong môi trường và trong cơ thể con người, nghĩa là chúng không bị phân hủy và có thể tích tụ theo thời gian".

"Điều này khiến chúng có biệt danh là 'hóa chất vĩnh cửu'.

 

 

Vậy những rủi ro khi tiếp xúc với PFAS là gì?.

 

Tiến sĩ Pradeep Dewapriya từ Liên minh Khoa học Sức khỏe Môi trường của Đại học Queensland cho biết, các tác động lên sức khỏe vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

"Hiện tại không có rủi ro rõ ràng về PFAS, vì chúng tôi chưa có đủ nghiên cứu để xác nhận rủi ro trực tiếp khi tiếp xúc với chúng, nhưng một số ấn phẩm đã giải thích rằng, PFAS có một số loại rủi ro về sức khỏe”.

 

Được biết việc tiếp xúc với PFAS có liên quan đến một số bệnh ung thư, rối loạn nội tiết tố, hệ thống miễn dịch suy yếu, bệnh gan, bệnh thận và tổn hại môi trường.

 

Tiến sĩ Clarke cho biết "chỉ có một nhóm nhỏ PFAS, được nghiên cứu về tác động của chúng đối với sức khỏe con người".

 

Ông lưu ý rằng, vào cuối năm 2023 Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới, đã đánh giá khả năng gây ung thư của hai loại PFAS phổ biến, được gọi là P-F-O-A và P-FOS.

 

Kết quả là P-F-O-A được phân loại, là chất gây ung thư cho con người và P-FOS có thể gây ung thư.

 

Brad Clarke nói "Để được xếp vào nhóm một caston được biết đến là một điều khá hiếm".

"Có bằng chứng rất thuyết phục rằng, việc tiếp xúc ngay cả ở mức độ thấp với những hóa chất này, cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe”.

 

Nhiều quốc gia đã cấm, hạn chế hoặc quản lý việc sử dụng các hóa chất PFOS [[pee-fos]] và P-F-O-A, bao gồm cả Úc, quốc gia đã bổ sung các hóa chất này và hóa chất PFAS thứ ba, vào Tiêu chuẩn Quản lý Môi trường Hóa chất Công nghiệp, hay IChEMS, quy định việc sử dụng, bảo quản và tiêu hủy hóa chất.

 

Việc kiểm soát ba loại hóa chất PFAS, sẽ có hiệu lực đầy đủ vào năm 2025.

 

Nhưng Giáo sư Roy Tasker, Cố vấn khoa học trưởng của tổ chức môi trường phi lợi nhuận Planet Ark cho biết, có hàng ngàn hóa chất PFAS và ít người biết đến các rủi ro về sức khỏe và môi trường.

 

Roy Tasker nói "Có 4700 thứ như thế này, chúng có rất nhiều ứng dụng khác nhau, nhưng chúng đã điều chỉnh ba trong số những ứng dụng phổ biến nhất và chúng đã bị cấm ở các nước khác, ở Hoa Kỳ và ở Châu Âu nhiều năm trước".

"Vì vậy nước Úc đã chưa hành động nhanh chóng”.

 

 

Vậy PFAS phổ biến như thế nào trong mỹ phẩm?

 

Vào năm 2021, một nghiên cứu của Đại học Notre Dame cho thấy, việc sử dụng PFAS 'rộng rãi' trong mỹ phẩm bán ở Mỹ và Canada.

 

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hơn 200 sản phẩm và phát hiện, khoảng một nửa có chứa hàm lượng flo cao, một dấu hiệu cho thấy có việc sử dụng PFAS trong sản phẩm.

 

29 sản phẩm có hàm lượng flo cao, đã được thử nghiệm thêm và phát hiện, có chứa từ 4 đến 13 PFAS cụ thể.

 

Chỉ một trong số các sản phẩm được liệt kê PFAS, là thành phần trên nhãn sản phẩm.

 

Trong khi đó Accord, hiệp hội cao nhất đại diện cho ngành công nghiệp mỹ phẩm ở Úc, nói với SBS News rằng “Việc sử dụng PFAS trong các sản phẩm trên thị trường Úc sẽ rất hạn chế”.

 

Trong một tuyên bố, Accord cho biết "Người tiêu dùng Úc có thể tin tưởng rằng, các mỹ phẩm họ mua từ các thương hiệu chính thống và nhà bán lẻ ở Úc, an toàn khi sử dụng và ngành công nghiệp của chúng tôi đang nỗ lực hành động có trách nhiệm, đối với các vấn đề mới nổi, được hỗ trợ bởi sức nặng của các chứng cớ khoa học.

 

Nhưng Tiến sĩ Sara Gorji, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về khoa học sức khỏe môi trường, tại Đại học Queensland cho biết, cần có thêm bằng chứng.

 

Sara Gorji nói “Có một khoảng trống trong thị trường đó. Hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện ở Châu Âu và Bắc Mỹ, không có dữ liệu nào ở Úc”.

 

Giáo sư Gorji đang trong giai đoạn đầu của một nghiên cứu, lấy mẫu từ mỹ phẩm bán ở Úc, để kiểm tra sự hiện diện của PFAS.

 

Giáo sư Sara Gorji nói “PFAS không phải lúc nào cũng được thêm vào sản phẩm một cách có chủ ý, vì vậy không phải lúc nào cũng có chủ ý, do đó ngay cả các ngành công nghiệp cũng có thể không biết về nó".

"Như bạn đã biết, hầu hết các sản phẩm của chúng tôi đều được nhập khẩu".

"Vì vậy, kiến thức căn bản về hồ sơ PFAS tại thị trường Úc, có thể cho chúng tôi dấu hiệu tốt về nguy cơ phơi nhiễm”.

 

Vậy làm thế nào để người tiêu dùng bình thường biết, liệu sản phẩm trang điểm của họ có chứa PFAS hay không?

 

Giáo sư Tasker cho biết, thông thường không có nhãn hiệu trực tiếp về PFAS trên các sản phẩm được bán ở Úc.

 

Giáo sư Roy Tasker nói "Nếu nhìn vào mặt sau về danh sách thành phần, bạn sẽ không thấy đề cập đến PFAS, thường là do hàm lượng trong sản phẩm thấp hơn ngưỡng mà họ cần phải khai báo trên nhãn”.

 

Cả Giáo sư Tasker và Tiến sĩ Clarke đều tin rằng, cần có sự ghi nhãn và tính minh bạch tốt hơn.

 

Brad Clarke nói "Tôi nghĩ người dân nên được quyền lựa chọn".

 

"Chúng ta đang thực hiện một thí nghiệm nguy hiểm là bôi hóa chất lên da, mà chúng ta không biết chúng sẽ có tác dụng gì".

"Rồi chúng ta, với tư cách là một cộng đồng và điều này thực sự cần được lãnh đạo bởi chính phủ, chúng ta cần có những biện pháp kiểm soát và ghi nhãn chặt chẽ hơn, để mọi người có thể đưa ra quyết định sáng suốt”.

 

Vào tháng giêng, New Zealand đã công bố kế hoạch cấm sử dụng PFAS trong các sản phẩm mỹ phẩm từ năm 2026 và đây là quốc gia đầu tiên thực hiện bước đi này.

 

Trong khi đó ngày càng nhiều tiểu bang ở Mỹ thông qua, hoặc đề xuất luật cấm một số hóa chất trong mỹ phẩm.

 

Các hạn chế ở California, Colorado và Maryland sẽ có hiệu lực vào năm 2025.

 

‘Mỹ phẩm Châu Âu’, hiệp hội mỹ phẩm hàng đầu ở EU, khuyến nghị các nhà sản xuất nên ngừng sử dụng PFAS, trước ngày 31 tháng 12 năm 2025, nếu có chủ ý thêm vào sản phẩm.

 

Giáo sư Tasker nói Úc đang tục hậu quá xa.

 

Giáo sư Roy Tasker nói “Họ sẽ không làm điều này và thu hút sự phản đối từ ngành làm đẹp, nếu không có một trường hợp thực sự".

"Tại sao Úc không hành động là một điều khó hiểu đối với tôi”.

 

Phát ngôn viên của Bộ Y tế và Chăm sóc Người cao tuổi Úc nói với SBS rằng, họ “biết” về lệnh cấm của New Zealand, đồng thời bổ sung thêm là, “bằng chứng xung quanh ảnh hưởng sức khỏe con người khi tiếp xúc với PFAS lâu dài, vẫn đang xuất hiện”.

 

Bộ thừa nhận, có "mối lo ngại toàn cầu về sự tồn tại và di chuyển của các hóa chất này trong môi trường".

 

Phát ngôn viên này cho biết "Chính phủ Úc thực hiện phương pháp phòng ngừa và khuyến nghị giảm thiểu việc phơi nhiễm PFAS nếu có thể".