Patricia Marrfurra McTaggart. Source: SBS

 

 

 

 

Các trưởng lão thổ dân và Chủ sở hữu truyền thống đang yêu cầu các nông dân bảo đảm với các cộng đồng các khu vực sông rằng hệ thống nước của họ sẽ vẫn giữ được vẻ nguyên sơ và nguyên vẹn, khi việc trồng bông đang mở rộng ở Lãnh thổ phía Bắc.

 

 

Patricia Marrfurra McTaggart năm nay 62 tuổi và lớn lên bên bờ sông Daly.

 

 

Đánh cá, săn bắn và hái lượm luôn là cách liên kết văn hóa của bà với vùng đất xung quanh mình

 

“Mẹ thiên nhiên và bạn, là một,  giống như khi bạn ra ngoài thiên nhiên và bạn có thể suy nghĩ thông suốt."

 

 

Bà Marrfurra McTaggart sống trong cộng đồng sông nhỏ Nauiyu, nơi có dân số chỉ hơn 300 người.

 

 

Thị trấn được xây dựng như một sứ mệnh vào những năm 1800 và sau đó được Chủ sở hữu truyền thống lấy lại nhưng vẫn là nơi sinh sống của 16 nhóm thổ dân khác nhau.

 

 

Người  Ngangiwumirri cao niên, 62 tuổi này, nói rằng bà lo sợ điều gì có thể xảy ra với con sông mà bà đã dành cả đời sống gần đó nếu việc trồng bông mở rộng trong vùng.

 

“Nếu dòng sông chết, thế hệ trẻ sẽ không thể săn bắt và hái lượm. Nó cũng sẽ rất buồn cho động vật và thực vật."

 

 

Những lo ngại xung quanh việc trồng bông bắt nguồn từ tác động tàn phá mà ngành kỹ nghệ này đã gây ra dọc theo hệ thống sông Murray Darling, do quản lý nước kém.

 

 

 

Trong Lãnh thổ ước tính có khoảng 6,000 héc-ta đất hiện đang được trồng bông.

 

 

 

Khoảng 140 ha được tưới bằng cách sử dụng giấy phép nước hiện có, trong khi phần còn lại là các loại cây trồng nhờ mùa mưa.

 

 

 

Aaron Green làm việc với lực lượng kiểm lâm Malak Malak và cho biết văn hóa không phải là điều duy nhất anh lo lắng sẽ bị ảnh hưởng.

 

“Nguồn nước tốt mang lại hiệu quả câu cá tốt và nó có tác dụng kích thích dòng chảy khi đó bạn sẽ có khách du lịch đến.”

 

 

 

Phát biểu thay mặt cho cộng đồng của mình và Chủ sở hữu truyền thống Malak Malak, anh ấy nói trong khi mình hiểu hầu hết cây trồng được nuôi tưới bằng nước mưa, anh ấy lo ngại về mùa mưa không thể đoán trước.

"Hai năm trước, chúng tôi đã có một mùa mưa tồi tệ ở đây và hầu hết các bãi cỏ khô cạn trước khi trời bắt đầu mưa trở lại… Họ sẽ lấy nước ở đâu khi có một  mùa mưa tồi tệ?”

 

 

Sông là nơi săn bắn, hái lượm và làm lễ truyền thống của nhiều người thổ dân sinh sống trong vùng.  

 

 

Họ đã kêu gọi nông dân trồng bông tham khảo ý kiến ​​của các cộng đồng ở hạ nguồn để họ có thể hiểu rõ hơn về hệ thống nước sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.   

 

 

Bruce Connolly của Hiệp hội những người trồng bông phía Bắc cho biết các sự kiện diễn đàn cộng đồng đã được thiết lập để mọi người bày tỏ mối quan tâm của họ trong quá khứ.

 

“Chúng tôi hoàn toàn không muốn ngăn sông, ngăn dòng chảy hay làm mất lòng các chủ sở hữu truyền thống dưới bất kỳ hình thức nào.”

 

 

 

Ông nói rằng sẽ không có thêm nước từ các con sông để tưới tiêu và nếu một mùa mưa tồi tệ xuất hiện, thì đó cũng có nghĩa là một mùa tồi tệ cho bông vải .

“Trước đây chúng tôi đã trồng bông với giấy phép tưới đó nhưng chúng tôi phải ngừng trồng các loại cây khác vì bạn có một lượng nước hữu hạn trong giấy phép đó và bạn không thể chỉ sử dụng nước vô hạn - nó phải nằm trong giấy phép đó."

 

 

Ông Connolly nói thêm rằng việc hợp tác với cộng đồng địa phương là vì lợi ích của ngành.

“Chúng tôi rất muốn hợp tác với Chủ sở hữu truyền thống và có những nông dân địa phương ở vùng lãnh thỗ Nam úc, những người sẽ mở lòng chào đón cơ hội đó.”

 

 

 

Vào tháng tới, một chiếc gin bông (động cơ bông để xử lý sợi thô) sẽ được xây dựng cách Katherine 35 cây số về phía Bắc trên Ga Tarwoo. 

 

 

Người ta hy vọng việc xây dựng sẽ cho phép mở rộng diện tích trồng bông lên khoảng 20 - 25,000 héc-ta đất ở Lãnh thổ phía Bắc và giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa cho nông dân.

 

 

Aaron Green không đồng ý rằng đó sẽ là một lợi ích.

 

“Nhưng với chi phí nào? Bạn lấy đi tài nguyên thiên nhiên thì bạn chẳng còn lại gì."

 

 

Việc đánh mất văn hóa và cuộc sống bên dòng sông là một cái giá quá khó để lựa chọn.