Nam Úc đã từng bị mất điện nặng nề trong quá khứ nhưng chính quyền tiểu bang cho biết mối lo lắng hiện tại đã khác. (AAP: David Mariuz)

 

NAM ÚC – tuần rồi, chính quyền tiểu bang Nam Úc cho biết bang sẽ không bị mất điện nữa, mặc dù trước đó công ty điều hành thị trường điện lực đã cảnh báo về khả năng mất điện.

 

Cảnh báo về tình trạng mất điện đã được cảnh báo trên khắp đất nước trong tuần trước giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn quốc.

 

Bộ trưởng Năng lượng, Tom Koutsantonis, là bộ trưởng năng lượng vào năm 2016 khi iện bị mất trên toàn tiểu bang Nam Úc và khi cúp điện được yêu cầu vào năm 2017 để bảo đảm mạng lưới điện vào giữa mùa hè.

 

Trong khi những cảnh báo của nhà điều hành thị trường điện lực khiến nhiều người Nam Úc hồi tưởng về thời điểm đó, ông Koutsantonis cho biết tình hình hiện tại đã khác.

 

Lần này, sự thiếu hụt dự đoán đã được dự báo do các nhà máy phát điện cắt nguồn cung cấp sau khi Cơ quan Điều hành Thị trường Năng lượng Úc Đại Lợi (AEMO) đưa ra mức trần giá bán buôn điện ở một số tiểu bang bao gồm Nam Úc.

 

Ngoài ra, một số nhà máy nhiệt điện than ở bờ đông nước Úc đã phải ngừng hoạt động để bảo trì.

 

Bộ trưởng Năng lượng tiểu bang Nam Úc, Tom Koutsantonis, tin tưởng bang sẽ tránh được tình trạng mất điện trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng quốc gia. (ABC News: Lincoln Rothall)

 

Nhưng AEMO có thể chỉ đạo các nhà máy phát điện thuộc sở hữu tư nhân mở nguồn cấp điện lên khi cần thiết, có nghĩa là tiểu bang Nam Úc sẽ tránh được mọi sự cố mất điện.

 

Ông Koutsantonis cho biết một số công ty đã lợi dụng việc AEMO trả tiền bồi thường khi họ yêu cầu những nhà máy phát điện mở nguồn cấp điện lên.

 

Ông nói với đài ABC Radio Adelaide rằng: “Bởi vì AEMO đã đưa ra các biện pháp kiểm soát giá cả, họ đang cố tình rút bớt nguồn cung để tiếp tục hoạt động để có thể kiếm được nhiều tiền hơn.”

"Bây giờ trong ngôn ngữ của bất kỳ ai, bất kể đảng phái chính trị của bạn, đó không phải là thị trường.”

"Hệ thống này đã thất bại và nó không đáp ứng được kỳ vọng của người dân Nam Úc, nó làm không đáp ứng được kỳ vọng của quốc gia."

 

Ông Koutsantonis cho biết trong khi các nhà máy phát điện và nhà bán lẻ đang hành động vì lợi ích tốt nhất cho các cổ đông của họ, thì hệ thống cần phải có sự thay đổi tổng thể.

Ông nói "Mọi công ty tham gia thị trường đều hành động hợp lý theo các quy tắc, nhưng khi bạn nhìn vào các quy tắc chung thì đó là một thất bại.”

 

Sau các lần mất điện hồi năm 2017, Chính quyền của đảng Lao động khi đó đã đầu tư vào các nhà máy phát điện chạy bằng dầu diesel để giảm nguy cơ mất điện vào mùa hè. Những nhà máy phát điện này đã được tư nhân hóa bởi chính quyền củ đảng Tự do trước đây khi họ nhậm chức.

 

Chính quyền bang nói rằng quyết định đó có nghĩa là họ không thể tiếp cận chúng trong thời kỳ bất ổn hiện tại này.

 

Ông Koutsantonis nói: “Chính quyền của đảng Tự do trước đây đã ký hợp đồng với thực thể tư nhân hóa mới này để chỉ sẵn sàng ứng cứu khẩn cấp vào mùa hè.”

"Lúc này là mùa đông, chúng ta không có quyền lấy 250 megawatt đó ra để xài."

 

Stephen Patterson, phát ngôn viên của đảng Đối lập, bảo vệ quyết định tư nhân hóa các nhà máy phát điện.

 

Ông Patterson cho biết: “Các máy phát điện này trong tư thế sẵn sàng theo yêu cầu ... và chạy vào các thời điểm khác nhau để giảm chi phí điện năng.”

 

Ông lại chỉ trích quyết định cắt giảm các chương trình năng lượng tái tạo trong ngân sách gần đây của chính quyền tiểu bang.

 

Ông nói: “Chúng ta đang phải đối mặt với một trường hợp nghiêm trọng về giá cả leo thang, dự báo mất điện theo lịch trình, và không có kế hoạch ngắn hạn nào được đưa ra bởi chính quyền của đảng Lao động.”

 

Stephen Patterson, phát ngôn viên đảng Đối lập.(ABC News)

 

Luật lệ cần thiết để cải thiện tính minh bạch

Ông Koutsantonis cho biết một số nhà máy phát điện sẽ bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt thấp hơn giá thị trường hiện có, nhưng đang tính giá điện dựa trên giá hiện tại đã tăng vọt.

 

Ông cho biết chính quyền tiểu bang đang đưa ra luật để cải thiện tính minh bạch trên toàn hệ thống và cho phép các cơ quan quản lý xem chi tiết hợp đồng.

Ông nói "Tất cả những gì chúng tôi muốn biết là, bạn đã dự trữ bao nhiêu khí đốt trong đường ống của mình, và bạn đã trả bao nhiêu tiền cho nó?".

"Vì vậy, khi bạn đưa khí đốt vào nhà máy để chạy máy phát điện, chúng tôi biết chính xác bạn phải tính bao nhiêu tiền để được hoàn vốn."

 

Bất kỳ luật nào cũng cần được sự đồng ý của tất cả các khu vực pháp lý khác, nhưng ông Koutsantonis cho biết ông tin rằng mong muốn của quốc gia là phải khắc phục vấn đề này.

Ông nói: “Ý tưởng rằng các nhà máy phát điện ở Úc, những công ty mua khí đốt của Úc và nhiên liệu của Úc, không đấu thầu tham gia thị trường để cung cấp điện cho khách hàng Úc, như vậy là một sự hổ thẹn quốc gia."