Thử nghiệm vắc-xin Covid-19 tại Đại Hộc Queensland-  University of Queensland , Nguồn: AAP/UNIVERSITY OF QUEENSLAND POOL

 

 

Việc thử nghiệm vắc xin COVID-19 trên người với một tình nguyện viên bắt đầu tại Queensland, với những người khác sẽ được tiêm chủng vào hôm nay. Được biết có hàng ngàn người tình nguyện tham gia chương trình và đã có 120 người được chọn, trong lúc có nhiều hy vọng về kết quả của thuốc chủng vào giữa năm tới.

 

Trong khi dịch bệnh COVID-19 đợt hai tấn công Victoria, một người ở Queensland đã tình nguyện tham gia cuộc thử nghiệm tại một trung tâm nghiên cứu ở Brisbane.



Một người tình nguyện nói  “Điều quan trọng là giúp cho thế giới trở lại bình thường, mọi người làm việc trở lại cũng như họ có thể gặp gỡ gia đình của mình”.

 

Có 120 tình nguyện viên được chọn trong số 4 ngàn ứng viên tham gia vào việc thử nghiệm lâm sàng một loại vắc xin COVID-19, do đại học Queensland phát triển.

 

Họ gồm cả nam lẫn nữ, có độ tuổi từ 18 đến 50 và tất cả đều có sức khoẻ tốt.

 

Sau khi thành công trong việc thử nghiệm trên thú vật tại Hoà Lan, nhà lãnh đạo của toán là giáo sư Paul Young thuộc đại học Queensland cho biết, việc thử nghiệm trên người là một tiến triển quan trọng về khoa học.



Giáo sư Paul Young nói  “Thật hết sức phấn khởi khi quí vị đạt đến một cột mốc như thế này, trong một khoảng thời gian ngắn ngủi".

"Chỉ có 5 tháng, kể từ khi chúng ta quyết định cho phép người tình nguyện đầu tiên được thử nghiệm vắc xin, cũng như đạt đến điểm vắc xin được chấp thuận thử nghiệm lâm sàng là một điều tuyệt vời, cả toán này quả rất phấn khởi”.

 

Trong vòng vài ngày tới, 15 tình nguyện viên sẽ bắt đầu tham gia với hơn 100 người khác sẽ theo sau vào những tháng tới.

 

Tiến sĩ Paul Griffin thuộc Nucleus Network, một trong các tổ chức nghiên cứu lâm sàng lớn nhất tại Úc, hiện trông nom cuộc thử nghiệm.



Tiến sĩ Paul Griffin nói  “Tôi nghĩ đó là do lòng nhân ái hơn là trí óc, chúng ta đều biết vắc xin của chúng ta là an toàn trước khi đem ra thử nghiệm lâm sàng".

"Tôi không nghĩ là có nhiều can đảm trong việc này, do họ chỉ muốn đóng góp vào chuyện này và tôi chắc chắn những người còn lại cũng như vậy”.

 

Trong số 120 người tham gia, thì một số sẽ được thử với vắc xin thật và một số khác là một giả dược.

 

Họ sẽ được theo dõi thật sát và các kết quả sơ khởi sẽ được biết trong khoảng 2 đến 3 tháng.

 

Thế nhưng giáo sư Paul Young thuộc đại học Queensland cho biết, một loại vắc xin thành công vẫn còn là một con đường dài trước mặt.

 

Giáo sư Paul Young nói  “Tùy vào sự việc diễn tiến ra sao, có thể có các trường hợp khi được sử dụng khẩn cấp với vắc xin được mang ra sử dụng sớm hơn, thế nhưng về mức độ qui mô cuả các diễn tiến, thì vắc xin sẽ có mặt với diện rộng vào giữa năm tới”.

 



Còn các chuyên gia như giáo sư Kristine McCartney, giám đốc Trung tâm Toàn quốc Nghiên cứu và Giám sát Thuốc chủng nói rằng, vẫn còn một con đường dài trước khi mọi chuyện tốt đẹp có thể xảy ra.

 

Giáo sư Kristine McCartney nói “Vắc xin phải cho thấy là chúng tạo ra một phản ứng miễn nhiễm an toàn và mạnh mẽ, quan trọng hơn là chúng chẳng có phản ứng phụ gây quan ngại, để được nghiên cứu một cách qui mô hơn”.



Thủ Hiến Queensland Annatacia Palaszczuk nói rằng, việc này trị giá đến hàng tỷ đô la cho nền kinh tế.



Thủ hiến Annatacia Palaszczuk nói “Điều thực sự quan trọng là vắc xin có thể được chế tạo tại đây cùng lúc, đó là chuyện thực sự quan trọng, do nó luôn luôn là một vật phẩm đang thiếu sót tại Úc".

"Trong quá khứ chúng ta luôn luôn có các công ty ngoại quốc để chế tạo ra, thế nhưng nó có thể được bào chế tại đây và phân phối trên toàn cầu”.

Trong khi đó, chính phủ liên bang lẫn tiểu bang đã đổ vào 15 triệu đô la cho cuộc nghiên cứu, thế nhưng các nhà khoa học như giáo sư Young cho biết, việc tài trợ trong dài hạn rất cần đến cho các dự án như thế này.



Giáo sư Paul Young  nói “Đây là một bằng chứng cho thấy, làm thế nào một quốc gia cần hỗ trợ cho các cuộc nghiên cứu căn bản, không chỉ trong lãnh vực đại học mà cũng ở các viện nghiên cứu, với một loạt các sáng kiến".

"Đó là các cuộc nghiên cứu căn bản cùng các sáng kiến, có khả năng đương đầu với đại dịch".

"Chúng ta cũng thấy được hậu quả về mặt kinh tế nữa”.



Được biết những người tình nguyện hiện chờ đợi hàng tháng khi thử nghiệm thường xuyên và theo dõi thật sát, trong khi chẳng phải các nhà khoa học mà là toàn thế giới đang trông chừng và hy vọng một kết quả tich cực xảy đến.