Vụ thử nguyên tử đầu tiên của Anh, quần đảo Monte Bello, Úc vào ngày 3 tháng 10 năm 1952 Nguồn: AAP / Rights Managed / MARY EVANS

 

 

AUSTRALIA - Một nhóm đại diện các cộng đồng sống sót sau thử nghiệm nguyên tử ở Úc đã đến Canberra để chia sẻ kinh nghiệm của họ. Nhóm này đang kêu gọi chính phủ thừa nhận và giải quyết những tác hại do thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở Úc trong những năm 1950- 1960 và thúc đẩy Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân.

 

June Lennon được bốn tháng tuổi khi quả bom hạt nhân Totem 1bị kích nổ tại Emu Field ở Nam Úc.

"Nơi chúng tôi ở, dày đặc sương mù và khói lan khắp nơi. Có quá nhiều bí mật và dối trá xung quanh các cuộc thử nghiệm đã diễn ra vào thời điểm đó. Điều không ổn là nó vẫn đang diễn ra cho đến ngày nay.”

 

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm vụ nổ hạt nhân .

 

Trong tháng Sáu, một phần của phái đoàn gồm những người sống sót và cựu chiến binh đã đến Tòa nhà Quốc hội ở Canberra để chia sẻ về kinh nghiệm của họ liên quan đến chương trình thử nghiệm hạt nhân của Anh ở Tây Úc và Nam Úc.

 

Bà Karina Lester, người hiểu rõ bụi phóng xạ mà vũ khí hạt nhân có thể gây ra.

 

Cha bà bị mù khi còn trẻ sau khi người Anh thử nghiệm vũ khí nguyên tử ở Emu Field.

 

Bà nói rằng những câu chuyện như cha bà cần được lắng nghe.

"Đó là những câu chuyện buồn nhưng chúng là những câu chuyện có thật. Chúng ta đang nói về sự thật. Điều này cần được thúc đẩy để Chính phủ Úc ký và phê chuẩn hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, bởi vì chúng rất có hại.”

“Chúng rất thảm khốc. Chúng không chỉ gây hại cho đất nước mà cả con người và Úc chưa sẵn sàng. Chúng ta chưa chuẩn bị nếu có bất cứ điều gì xảy ra."

 

 

Nhóm đang kêu gọi Chính phủ Liên bang ký Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân để đảm bảo rằng lịch sử không bao giờ lặp lại.

 

Hiệp ước quốc tế sẽ thực hiện lệnh cấm vũ khí hạt nhân.

 

Thượng nghị sĩ đảng Xanh Jordon Steele-John đã ủng hộ lời kêu gọi đó.

 

Thượng nghị sĩ đảng Xanh Jordon Steele-John nói "Hiệp ước này phải được ký kết cùng sự đoàn kết với những người sống sót sau vụ nổ nguyên tử này và được phê chuẩn trong thời hạn cho phép."

“Chính phủ phải tiếp tục cam kết ngăn chặn toàn bộ quá trình hạt nhân hóa của Úc để bảo vệ vùng đất và vùng biển của chúng ta khỏi các tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử, đồng thời đảm bảo rằng vũ khí không bao giờ được lưu trữ trên đất Úc.”

 

Từ năm 1952 đến năm 1963, Anh cùng với Chính phủ Úc đã tiến hành 12 vụ thử nghiệm hạt nhân lớn.

 

Phần lớn trong số này diễn ra ở vùng hẻo lánh của Nam Úc tại Emu Field và Maralinga, những nơi khác ngoài khơi bờ biển Tây Úc trên Quần đảo Monte Bello.

 

Nghị sĩ Lao động Josh Wilson là đồng chủ tịch của 'Nghị viện Những người bạn của Hiệp ước về Cấm Vũ khí Hạt nhân'.

"Chúng ta cho phép, không cần thông qua nội các hay quy trình nghị viện phù hợp, vũ khí hạt nhân được kích nổ ở Úc và một số loại mạnh hơn vũ khí nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki.”

“Nó đã để lại thiệt hại mang tính lịch sử và tác hại kéo dài cho đến ngày nay. Maralinga của Úc ngày nay là một trong những nơi độc hại và nhiễm độc nhất trên hành tinh.”

“Vào thời điểm nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân đang gia tăng. Đó là một lời nhắc nhở rằng vũ khí hạt nhân là sai. Chúng không thể chấp nhận được. Chúng không bao giờ nên được sử dụng."

 

Bà Lennon nói rằng những tác động giữa các thế hệ vẫn còn được cảm nhận cho đến ngày nay, khi các thành viên trong gia đình bà tiếp tục bị bệnh.

"Chúng ta không thể cho phép điều này xảy ra một lần nữa trên bờ biển Úc. Mọi người sẽ phải chịu đựng nó như chúng tôi đã từng, nó không phân biệt màu da nào cả.”

“Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng, dù bạn là người da đen hoặc da trắng. Nếu bạn ở đó và quả bom phát nổ, bạn coi như xong."