Theo CSIRO, mỗi năm Úc chi khoảng 1,4 tỷ AUD (gần 1 tỷ USD) cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông nghiệp.
Đàn cừu trên cánh đồng cỏ phơi khô ở Tamworth, NS.W. Ảnh: chris24 / Alamy Stock Photo
Cơ quan nghiên cứu khoa học Úc Đại Lợi (CSIRO) vừa công bố chương trình nghiên cứu 5 năm với tổng kinh phí lên tới 150 triệu AUD (105 triệu USD) nhằm tăng cường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, giảm thiểu hạn hán và sản xuất thực phẩm mới.
Cơ quan nghiên cứu khoa học Úc (CSIRO) vừa công bố chương trình nghiên cứu 5 năm với tổng kinh phí lên tới 150 triệu AUD (105 triệu USD) nhằm tăng cường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, giảm thiểu hạn hán và sản xuất thực phẩm mới.
Mục tiêu của chương trình nghiên cứu là giúp ngành nông nghiệp Úc tạo thêm được 20 tỷ AUD (15 tỷ USD) vào năm 2030.
Ông Michael Robertson, Phó Giám đốc Nông nghiệp và thực phẩm của CSIRO, cho biết cơ quan này sẽ tập trung nghiên cứu các biện pháp giải quyết 3 thách thức lớn hiện nay đối với nông nghiệp địa phương.
Nhiệm vụ đầu tiên là nghiên cứu công nghệ hiệu quả hơn để đảm bảo nguồn cung cấp nước với mục tiêu giảm 30% tác động của hạn hán vào năm 2030. Nhiệm vụ thứ hai là tăng xuất khẩu thịt đỏ và rau quả lên 10 tỷ AUD trong 8 năm tới bằng cách thiết lập các hệ thống tự động mới và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường.
Nhiệm vụ thứ ba sẽ tập trung nghiên cứu về tương lai của protein từ chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt, bao gồm cả việc sử dụng các sản phẩm phế thải để tạo ra các loại thực phẩm có giá trị cao.
Tiến sĩ Robertson tin rằng các nguồn protein mới có thể tạo thêm giá trị 10 tỷ AUD cho lĩnh vực nông nghiệp vào năm 2030. Theo ông, với tốc độ gia tăng dân số thế giới và tầng lớp trung lưu đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á, tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu thụ protein, Úc có một cơ hội lớn trong việc sản xuất nhiều loại protein hơn và cả các sản phẩm protein chất lượng cao hơn cho các thị trường này.