Chính phủ đang tìm cách giảm bớt áp lực khi chi phí  sinh hoạt tạo áp lực lên người Úc. Quy tắc ứng xử của Thực phẩm và Tạp hóa, kiểm soát cách các siêu thị và nhà cung cấp tương tác, hiện đang được xem xét khi nhiều người Úc bày tỏ căng thẳng tài chính liên quan đến chi phí hàng tạp hóa. Nguồn: AAP / AAP/GLENN CAMPBELL

 

AUSTRALIA - Chính phủ đang tìm cách giảm bớt áp lực của chi phí sinh hoạt lên cuộc sống của người Úc. Bộ quy tắc ứng xử của Hội đồng Thực phẩm và Tạp hóa kiểm soát cách các siêu thị và các nhà cung cấp hoạt động, hiện đang được xem xét khi nhiều người Úc bày tỏ căng thẳng tài chính liên quan đến chi phí hàng tạp hóa.

 

Chi phí sinh hoạt là một trong những vấn đề lớn nhất đối với người Úc.

 

Khi giá hàng tạp hóa tăng vọt, chính phủ đang tìm mọi cách để giảm bớt áp lực tài chính.

 

Một phần của câu đố là Quy tắc hoạt động liên quan đến thực phẩm và hàng tạp hóa.

 

Bộ quy tắc này đề cập đến mối quan hệ giữa các siêu thị và nhà cung cấp, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2015, quy định cách thức hoạt động kinh doanh giữa hai bên, đảm bảo đây là một quy trình công bằng và minh bạch. Chính phủ hiện đang xem xét quy tắc này.

 

Chuyên gia kinh tế học Craig Emerson đang đứng đầu cuộc điều tra.

 

Ông nói rằng đó là một phần quan trọng trong việc cải thiện kết quả của người tiêu thụ.

“Điều chúng tôi đang tìm kiếm, không chỉ trong bản đánh giá về Quy tắc ứng xử này mà còn trong các sáng kiến khác mà chính phủ đã công bố, là liệu có thể đưa ra nhiều cạnh tranh hơn trong lĩnh vực tạp hóa hay không.”

“Cuối cùng, cạnh tranh là chìa khóa. Hình thức này là một phần của cách tiếp cận rộng hơn, xem xét liệu có cách nào để thu hút nhiều cạnh tranh hơn vào ngành siêu thị ở Úc hay không.”

 

Quy tắc ứng xử là tự nguyện.

 

Tiến sĩ Emerson nói rằng điều này có thể thay đổi.

“Kể từ năm 2020, có năm tranh chấp được ghi nhận theo Bộ quy tắc ứng xử. Những người ủng hộ Quy tắc ứng xử nói rằng quy định này hiệu quả.”

“Những người ủng hộ quy tắc ứng xử bắt buộc nói rằng các nhà cung cấp lo sợ trong việc tiếp cận cơ quan tài phán, vì họ có thể khiến sản phẩm bị loại khỏi kệ siêu thị. Vì vậy chúng ta phải giải quyết vấn đề đó để tìm ra sự thật.”

 

Chủ tịch Liên đoàn Nông dân Quốc gia, David Jochinke nói rằng quy tắc này phải là bắt buộc.

"Chúng tôi đang kêu gọi biến quy tắc này thành quy định bắt buộc hơn là một quy tắc tự nguyện, hoàn toàn phù hợp để mở một con đường pháp lý cho sự tham gia này."

 

Ông Jochinke nhận ra đây chỉ là một phần trong việc cải thiện chuỗi cung ứng ở Úc.

“Chúng ta phải hết sức cẩn trọng để không coi đây là một giải pháp cứu nguy. Có rất nhiều thứ khác giúp chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả.”

“Chúng ta cần giải quyết vấn đề này. Nhưng còn rất nhiều việc phải làm nếu chúng ta muốn người tiêu dùng và nông dân đều được hưởng lợi từ một hệ thống năng suất và hiệu quả hơn.”

 

Hội đồng Thực phẩm và Tạp hóa Úc không đưa ra bình luận.

 

Quá trình đánh giá đang chấp nhận các yêu cầu cho đến cuối tháng Hai.